Quyền lợi của người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ. Khi thay đổi công nghệ, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào?
Việc thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế được quy định cụ thể tại “Bộ luật lao động 2019” và Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Theo đó, Điều 44 Bộ luật Lao động có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, đồng thời cũng là quyền lợi của người lao động như sau:
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Từ quy định nêu trên, nhận thấy rằng khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, người lao động sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích pháp. Tuy nhiên khi người sử dụng lao động không thể bố trí được việc làm mới hoặc có phương án sử dụng lao động người lao động có nghĩa vụ chấp hành việc chấm dứt
Điều 46. Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. (“Bộ luật lao động 2019”).
Đồng thời khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có nghĩa vụ bàn giao các công việc đang thực hiện, giấy tờ, tài liệu đang giữ cho người sử dụng lao động.