Thông thường người lao động sẽ được nghỉ làm vào những dịp lễ, tết. Tuy nhiên do tính chất công việc vẫn có nhiều người đi làm vào những ngày này. Vậy quyền lợi của người lao động khi làm thêm vào ngày lễ, tết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc của người lao động:
Quan hệ lao động là quan hệ được xác lập trên tinh thần tự nguyện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia theo quy định của pháp luật. Một trong những vấn đề có tính chất đặc biệt quan trọng trong quan hệ lao động là thời gian làm việc của người lao động.
Theo quy định tại Điều 105, thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định cụ thể như sau:
– Điều luật này quy định rõ thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tức, trung bình, thời giờ làm việc trong một ngày của người lao động là 8 giờ.
– Thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần thuộc quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, mong muốn về thời giờ làm việc, người lao động phải thực hiện phải thông báo cho người lao động biết. Đồng thời, thời giờ làm việc cũng phải tuân thủ theo quy định chung là không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Trong trường hợp đặc thù công việc là người lao động phải làm việc và tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc cho họ.
Như vậy, theo quy định tại Điều 105
2. Quy định về thời giờ làm thêm của người lao động theo quy định của pháp luật:
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
– Thứ nhất, người sử dụng lao động muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ thì phải được sự đồng ý của người lao động.
– Thứ hai, người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trong trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng. Đồng thời, người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
– Thứ ba, với những ngành nghề và trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm
Như vậy theo quy định tại điều luật này, người sử dụng lao động phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao đông không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm. Trong trường hợp doanh nghiệp (người sử dụng lao động) quy định làm theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Thực tế, làm thêm giờ là hoạt động diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, khi điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước luôn cho phép hoạt động làm thêm giờ diễn ra. Làm thêm giờ không chỉ giúp tăng năng suất lao động, giúp hoạt động lao động đạt được giá trị tối ưu nhất, mà còn giúp người lao động có thêm nguồn thu nhập cho mình. Khi nhận được sự chấp thuận thuận của người lao động, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian làm thêm giờ cho người lao động. Điều này đảm bảo tính ổn định, hợp lý, nhân văn trong quan hệ lao động của quan hệ lao động.
Theo quy định tại Điều 108
– Người sử dụng lao động thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Quyền lợi của người lao động khi làm thêm vào ngày lễ, tết?
– Điều 112 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như sau:
+ Đối với Tết Dương lịch, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày.
+ Đối với Tết âm lịch, người lao động sẽ được nghỉ 05 ngày.
+ Người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày vào ngày Chiến thắng.
+ Ngày Quốc tế lao động, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày
+ Vào ngày lễ Quốc khánh 02 tháng 9, người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày.
+ Ngoài ra, đối với trường hợp lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước và pháp luật, người lao động sẽ được nghỉ có hưởng lương tương đương với những ngày nghỉ mà Nhà nước đưa ra.
– Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Theo đó, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
+ Đối với ngày thường, người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm sẽ được hưởng tiền lương làm thêm bằng ít nhất bằng 150% lương cơ bản.
+ Đối với ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được hưởng lương làm thêm bằng ít nhất 200% lương cơ bản.
+ Đối với ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% lương cơ bản. (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
+ Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
+ Đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định đã nêu, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019, đối với việc làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, người lao động sẽ được hưởng quyền lợi như sau: Người lao động sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% lương cơ bản. (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày).
Có thể thấy, mức lương, quyền lợi về việc làm thêm vào các nghỉ nghỉ lễ, tết mà Nhà nước đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Nó dựa trên nhu cầu khách quan của người lao động, tính chất đặc thù của công việc, cũng như các vấn đề phát sinh liên quan khác. Những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước là những ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về gia giá trị dân tộc, nhân văn cội nguồn. Vậy nên, vào những ngày nghỉ này, người sử dụng lao động vẫn đi làm thêm, thì sẽ phải được trả mức lương xứng đáng cho công sức họ bỏ ra.
Bộ luật lao động 2019 đưa ra những quy định khách quan, rõ ràng, mang tính điều chỉnh mọi hoạt động diễn ra trong quan hệ lao động. Nhà nước dựa trên sự tìm hiểu, tình huống thực tiễn xảy ra để điều chỉnh các điều luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động một cách tối đa nhất. Một trong số đó là vấn đề làm thêm. Quy định về làm thêm, bao gồm thời gian làm thêm, quyền lợi về tiền lương làm thêm của người lao động giúp đảm bảo tính khách quan, công bằng trong quan hệ lao động. Đây là cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của quan hệ lao động và giá trị lao động.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Bộ luật lao động 2019.