Quyền lợi của người lao động trong Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012? Quyền làm việc của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động?
Ở thế kỉ XXI, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xã hội, số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp ngày càng tăng lên và đóng góp những vai trò quan trọng. Để các doanh nghiệp và chủ sở hữu lao động đạt được những lợi ích tốt nhất thì việc đảm bảo quyền của người lao động là nhân tố trọng yếu và mang tính quyết định. Chính vì thế, Nhà nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật để quy định cụ thể về người lao động. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về quyền làm việc của người lao động theo quy định của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quyền lợi của người lao động trong Bộ luật lao động 2019 so với Bộ luật lao động 2012.
So với Bộ luật lao động 2012, Bộ luật lao động 2019 đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu của người lao động.
Để người lao động được hưởng lương hưu thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về số năm tham gia bảo hiểm cũng như tuổi đời, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Người lao động phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội.
– Thứ hai: Về độ tuổi: Người lao động phải từ đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Người lao động được pháp luật bảo vệ bằng hợp đồng lao động trong nhiều trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đã thực hiện thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Không còn hợp đồng lao động thời vụ.
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây, cụ thể:
– Thứ nhất:
– Thứ hai:
Như vậy, Bộ luật lao động 2019 đã bỏ loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng từ đó góp phần nhằm đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao động.
Người lao động được nghỉ việc mà không cần báo trước.
Bộ luật lao động 2019 đưa ra quy định cho phép người lao động trong một số trường hợp được nghỉ việc mà không cần báo trước. Cụ thể là trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp đầu tiên: Khi người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.
– Trường hợp thứ hai: Khi người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
– Trường hợp thứ ba: Khi người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bị cưỡng bức lao động;
– Trường hợp thứ tư: Khi người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc,..
– Các trường hợp cụ thể khác trong thực tiễn và theo quy định của pháp luật.
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do.
Thay vì phải có lý do và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao đọng cũ thì tại Bộ Luật lao động 2019 người lao động đã có thể nghỉ việc dễ dàng hơn.
Đây là một quy định mới có vai trò nhằm tạo điều kiện cho người lao động có được cơ hội việc làm tốt hơn, phù hợp với bản thân cũng như giúp doanh nghiệp có thời gian bố trí, sắp xếp nhân sự thay thế.
Người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương:
Theo Điều 94 của Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương đã bổ sung thêm nguyên tắc trả lương đối với trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp. Trong tình huống này, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận lương thay cho mình và phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Người lao động có thể được thưởng bằng tiền, hiện vật hoặc các hình thức khác.
Tại Bộ luật Lao động 2012 quy định việc thưởng cho người lao động là tiền và cụ thể là “tiền thưởng” thì ở Bộ luật Lao động 2019 đã thay “tiền thưởng” bằng “thưởng”. Người lao động có thể nhận thưởng bằng tiền, vật hoặc các hình thức khác nhau.
Người lao động được nghỉ giữa giờ nhưng không tính vào giờ làm việc
Người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc vào ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Người lao động có thêm ngày nghỉ hưởng nguyên lương.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động sẽ có thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh và nâng tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong năm lên mười một ngày trên năm.
Ngoài ra, Bộ luật lao động 2019 cũng đã thêm trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương. Đó là khi cha nuôi, mẹ nuôi chết, người lao động được nghỉ 3 ngày.
Thực hiện sa thải ngay với người có hành vi quấy rối tình dục:
Theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đã bổ sung thêm hành vi “quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Như vậy, khi phát hiện các đối tượng có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đối với người lao động khác thì sẽ bị áp dung hình thức xử lý sa thải.
Trong Bộ luật lao động 2019, lao động nữ được ưu tiên giao kết hợp đồng:
Bên cạnh các hình thức bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như trước đây như không bố trí làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa khi mang thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi… một quyền lợi khác mà lao động nữ được hưởng theo Bộ luật Lao động 2019 đó là:
Đối với trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết
2. Quyền làm việc của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động:
2.1. Khái quát về quyền làm việc của người lao động:
Thực chất, quyền làm việc không phải là một quyền mới của pháp luật Việt Nam. Đây là một quy định quan trọng của Bộ luật lao động. Quyền làm việc của người lao động là một đặc quyền mang tính xã hội – pháp lý từ đó giúp cho người lao động được tiến hành xác lập quan hệ lao động và thực hiện hành vi lao động theo đúng quy định pháp luật.
Việc làm việc kiếm sống và phát triển là quyền tự nhiên của con người và được hình thành, phát triển từ rất lâu đời gắn với sự phát triển của loài người qua từng thời kì lịch sử.
Ngày nay, cùng với việc phát huy của chế độ dân chủ, các Nhà nước chủ yếu chăm lo chính sách việc làm, tạo cơ hội về việc làm cho người lao động, do đó quyền làm việc được đề cao, tôn trọng, người lao động được quyền chủ động trong lựa chọn công việc, lựa chọn người sử dụng lao động, nơi làm việc, có quyền tự mình hoặc thông qua những chủ thể hợp pháp để tiếp cận việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân và gia đình người lao động.
Quyền lao động là một quyền không có sự phân biệt đối tượng, cát cứ vùng miền, không biên giới. Đây cũng chính là một trong những điểm tiến bộ vượt bậc của luật lao động Việt Nam hiện đại với mục tiêu nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền có công ăn việc làm hay quyền tự do lao động để mưu cầu cuộc sống và sự phát triển con người trong xã hội hiện nay.
2.2. Quy định của Bộ luật lao động 2019 về quyền việc làm của người lao động:
Người lao động có quyền làm việc, quyền này được cụ thể tại Điều 10 Bộ luật lao động 2019 với nội dung như sau:
“Điều 10.Quyền làm việc của người lao động
1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, quyền làm việc của người lao động được hiểu như sau:
Theo quy định của
Theo đó, người lao động có quyền tự do trong việc lựa chọn địa điểm làm việc và lựa chọn người sử dụng lao động. Do đó, họ có thể làm việc trong nước hay nước ngoài, sự lựa chọn này phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng và khả năng của người lao động. Tuy nhiên, quyền tự do lựa chọn này cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, tức là người lao động phải lựa chọn địa làm việc và việc làm mà pháp luật không cấm.
Thứ hai, về vấn đề tìm kiếm việc làm thì người lao động có thể tự mình liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm. Việc quy định như vậy tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động có thể nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu về việc làm cao của người lao động mà đã có nhiều tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập để có thể giúp đỡ người lao động trong việc tìm kiếm việc làm. Theo đó, tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Về hình thức tổ chức, tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp. Trong quá trình hoạt động, tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về phí, pháp luật về thuế.