Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động trong đời sống xã hội nếu bị xâm phạm lợi ích hợp pháp thì có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy quyền khởi kiện của đương sự là người chưa thành niên được thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền khởi kiện của đương sự là người chưa thành niên:
Theo pháp luật hiện hành thig khi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp thì những đối tượng này hoàn toàn có quyền được khởi kiện. Đây được coi là một trong những quyền cơ bản của công dân thông qua Tòa án can thiệp để chống lại những hành vi vi phạm những quyền căn bản đã được hiến pháp và luật pháp của quốc gia công nhận. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì pháp luật Tố tụng dân sự đã quy định về quyền khởi kiện của đương sự cụ thể tại Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã ghi nhận: nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở nhận thấy rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình đang bị một đối tượng khác xâm phạm thì có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu giải quyết tại tòa án có thẩm quyền.Như đã biết, Tòa án là cơ quan thực thi bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của người khác. Cơ quan tòa án không được phép từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Có thể thấy, các chủ thể tiến hành khởi kiện được xem xét thể hiện rõ nhất quyền tự định đoạt của đương sự đối với vụ án dân sự và cũng là cơ sở để thực hiện các quyền định luật khác của đương sự trong quá trình tố tụng. Quyền khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật trao cho quyền tự mình thực hiện nếu đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền. Để có thể tiến hành khởi kiện đương sự phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì mới có thể tự tiến hành khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình trong dân sự; Còn trong trường hợp không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì phải thực hiện việc khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Cá nhân giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật sẽ tiến hành thay họ khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp; đối với chủ thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì khi khởi kiện sẽ do người đại diện theo pháp luật của chủ thể này thực hiện.
Trường hợp đặc biệt, đương sự trong tố tụng dân sự là người chưa thành niên thì quyền khởi kiện của những đối tượng này có những đặc thù khác so với đương sự đã thành niên. Vì vậy, khi thực hiện quyền khởi kiện đương sự là người chưa thành niên tiến hành thông qua người đại diện theo pháp luật của họ. Sở dĩ có quy định liên quan đến đương sự là người chưa thành niên phải thông qua người đại diện bởi vì trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi có những hạn chế về mặt nhận thức và hiểu biết về pháp luật nhất định cũng như chưa có khả năng đứng ra độc lập để bảo vệ quyền hợp pháp của mình vì chưa thể nhận thức đầy đủ về quyền lợi khi bị xâm phạm. Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có thể hiểu rằng đương sự là người chưa thành niên hoàn toàn có thể thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Hiện nay trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân là người chưa thành niên có thể tham gia tố tụng hình thức cách là nguyên đơn hoặc tiến hành ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Liên quan đến trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ quan này phải đảm bảo cho các đương sự chưa thành niên cũng như những đương sự đã thành niên có điều kiện thực hiện quyền khởi kiện của mình. Tòa án phải có trách nhiệm thực hiện đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan tổ chức cá nhân trong tố tụng dân sự.
2. Thủ tục khởi kiện của đương sự là người chưa thành niên:
Người chưa thành niên là một trong những đối tượng có thể tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện nộp đơn khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã ghi nhận cá nhân là những người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi của mình thì trách nhiệm của người đại diện hợp pháp của họ sẽ được thực hiện trong trường hợp này. Người đại diện theo pháp luật có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án để bảo vệ cho những đối tượng là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
Trong đơn khởi kiện vụ án thì tại mục tên, địa chỉ cư nơi, của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó và ở cuối phần đơn người đại diện hợp pháp đó sẽ ký tên hoặc điểm chỉ. Với quy định trên thì người chưa thành niên có một số đặc điểm riêng liên quan đến nhận thức và tâm lý. Chính vì vậy, việc làm đơn khởi kiện của người chưa thành niên cũng có những đặc điểm cụ thể riêng biệt theo đó người đại diện hợp pháp của cá nhân này sẽ tiến hành làm đơn khởi kiện, trong trường hợp để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp một cách tuyệt đối và đảm bảo nhất thì có thể tiến hành tự mình hoặc nhờ một cá nhân khác làm hộ đơn khởi kiện và phần cuối đơn vẫn có xác nhận thông tin của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên.
3. Người lao động chưa thành niên có được khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tại tòa án hay không?
Đương sự là người lao động chưa thành niên khi tham gia lao động phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản về năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là người chưa thành niên được ghi nhận như sau:
– Đối với đương sự chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Cá nhân bị xâm phạm quyền và lợi ích thì việc thực hiện quyền nghĩa vụ tố tụng sẽ được thực hiện tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của người này đứng ra bảo vệ;
– Đối với độ tuổi đương sự từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì có thể thực hiện quyền nghĩa vụ tố tụng của các đương sự và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của họ tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của người này thực hiện;
– Trong trường hợp cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền nghĩa vụ tố tụng dân sự của các cá nhân này hoặc tiến hành bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp sẽ được xác định theo quyết định của Tòa án;
– Còn trong trường hợp đương sự được xác định đã từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tiến hành tham gia lao động theo
Như vậy có thể thấy, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người lao động chưa thành niên sẽ được phân cấp ra nhiều mức độ khác nhau trong đó có người chưa đủ 6 tuổi, người từ đủ 6 tuổi đến người chưa đủ 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến người chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, người lao động từ chưa đủ 15 tuổi trở xuống có thể thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện tranh chấp lao động còn đối với trường hợp đã đủ 15 tuổi trở lên sẽ được tự mình tham gia khởi kiện vụ án tranh chấp lao động. Quy định này cũng đã được ghi nhận tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 theo đó cơ quan tổ chức cá nhân khi nhận thấy quyền lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp thuộc khởi kiện vụ án.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.