Thông thường khi nói đến quyền về tài sản ta sẽ biết đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạn tài sản thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý cho tài sản pháp luật dân sự còn có những quy định khác đối với tài sản.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về quyền khác đối với tài sản:
Theo quy định của pháp luật dân sự, ta có thể hiểu một cách đơn giản quyền khác đối với tài sản là quyền của các chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
Quyền khác đối với tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Thứ nhất: Quyền đối với bất động sản liền kề.
– Thứ hai: Quyền hưởng dụng.
– Thứ ba: Quyền bề mặt.
Hiện nay, các quy định về quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong các trường hợp do Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan quy định và trên thực tiễn áp dụng pháp luật quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Chủ sở hữu đối với tài sản sẽ được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật Việt Nam, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Các chủ thể có quyền khác đối với tài sản được pháp luật dân sự cho phép thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định cụ thể tại Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan nhưng các hành vi này không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác. Cũng cần lưu ý rằng các chủ thể có quyền khác đối với tài sản cần phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ các trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Ta nhận thấy, Bộ luật dân sư năm 2015 ra đời đã đưa ra các quy định về quyền khác đối với tài sản. Thông qua đó đã tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng các tài sản cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Và thông qua đó cũng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể không phải là chủ sở hữu thực hiện quyền đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác trên thực tế.
2. Quyền đối với bất động sản liền kề:
Được quy định tại Điều 245 đến Điều 256
– Hiểu một cách đơn giản thì quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của các chủ thể được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm mục đích phục vụ cho việc khai thác bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
– Quyền đối với bất động sản liền kề sẽ được xác lập bởi vì địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Thông thường, quyền đối với bất động sản liền kề sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Còn đối với những trường hợp khi mà các bên không có thỏa thuận thì quyền đối với bất động sản liền kề sẽ được thực hiện theo nguyên tắc do pháp luật quy định.
– Đối với các trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản thuộc quyền sở hữu của người khác dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản đó thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền sẽ cần phải
– Quyền đối với bất động sản liền kề sẽ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
+ Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
+ Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
+ Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên và trường hợp khác theo quy định của luật.
3. Quyền hưởng dụng:
Được quy định cụ thể từ Điều 257 đến Điều 266
– Hiểu một cách đơn giản thì quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được pháp luật cho phép khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định do pháp luật quy định.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền hưởng dụng có thể được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.
– Hiện nay, quyền hưởng dụng thông thường sẽ được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ các trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác và quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Pháp luật nước ta quy định các cá nhân, pháp nhân đều có thể là chủ thể của quyền hưởng dụng. Thời hạn của quyền hưởng dụng thông thường sẽ do các bên tự thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
– Các chủ thể là người hưởng dụng có quyền và nghĩa vụ được nêu cụ thể trong bộ luật dân sự năm 2015.
– Quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Khi thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
+ Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
+ Các chủ thể là người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
+ Các chủ thể là người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
+ Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
+ Chấm dứt theo quyết định của
– Cần lưu ý rằng khi chấm dứt quyền hưởng dụng của các chủ thể thì tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
4. Quyền bề mặt:
Được quy định cụ thể từ Điều 267 đến Điều 273 Bộ luật dân sự năm 2015:
– Quyền bề mặt đã được pháp luật dân sự đưa ra định nghĩa là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về một chủ thể khác.
– Theo quy định của pháp luật thì quyền bề mặt sẽ được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
– Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm các chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ những trường hợp mà các bên đã có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Quyền bề mặt hiện có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp các bộ luật liên quan có quy định khác.
– Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Còn đối với trường hợp quyền bề mặt được xác định theo thoả thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên sẽ có quyền chấm dứt quyền bề mặt bất cứ lúc nào nhưng phải
– Quyền bề mặt sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Chấm dứt khi thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
+ Các chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
+ Các chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
+ Chấm dứt khi quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của
+ Dựa theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
Khi quyền bề mặt của các chủ thể đã chấm dứt, chủ thể hưởng quyền bề mặt sẽ cần phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đối với đất đó theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Cũng cần lưu ý rằng các chủ thể quyền bề mặt cần phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với những trường hợp mà chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó. Còn trong trường hợp khi mà các chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản đó theo đúng quy định pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy pháp luật hiện hành đã ban hành các quy định khá cụ thể về các quyền khác đối với tài sản. Việc ban hành các quy định này giúp cho các chủ thể của pháp luật dân sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như góp phân khai thác triệt để giá trị và công dụng của các loại tài sản, đáp ứng đúng các nhu cầu của xã hội.