Trong giao dịch hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các chế tài đặt ra rất khắt khe. Hủy hợp đồng được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất mà bên mua áp dụng khi bên bán vi phạm hợp đồng.
Quyền hủy hợp đồng của bên mua trong
1. Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng […] cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng; hoặc
2. Trong trường hợp không giao hàng, nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn […].
Mục lục bài viết
1. Trường hợp thứ nhất: Hủy hợp đồng do vi phạm cơ bản:
Vi phạm cơ bản được xem là căn cứ để một bên hủy hợp đồng? Điều 25 CISG quy định một sự vi phạm hợp đồng được xem là cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng.
Vì khái niệm vi phạm cơ bản được quy định khá mập mờ nên việc áp dụng quy định này trên thực tế gây khó khăn cho các bên. Thông thường, thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp và ý kiến của các chuyên gia, căn cứ để xác định một vi phạm có tước đi đáng kể cái mà bên đó chờ đợi từ hợp đồng hay không phụ thuộc vào các yếu tố như: (1) Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra; (2) Khả năng thương mại của hàng hóa được giao; Hoặc (3) mục đích đạt được của các bên từ hợp đồng. Chẳng hạn trong vụ Delchi v. Rotorex, bị đơn giao một số lượng lớn máy nén khí để sử dụng làm máy điều hòa trong phòng trong đó 93% số máy được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu. Tòa phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ cho rằng bị đơn đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thụ điện năng của điều hòa là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm; Hơn nữa, tỷ lệ 93% hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hợp đồng được xem là tổn hại đáng kể.
Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất cũng là một tiêu chí để vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong vụ Frozen bacon, người bán Italy đã ký hợp đồng với người mua Đức giao 200 tấn thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần. Người bán đã giao 4 lần với tổng số 83,4 tấn. Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng còn lại với lý do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong lô hàng thứ tư trong 22,4 tấn thịt lợn muối xông khói đã giao có 420 kg thịt bị bẩn. Tòa án phúc thẩm của Đức cho rằng tỷ lệ phần trăm của hàng bị bẩn là quá nhỏ nên không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp đồng và bác bỏ lập luận của người mua.
Trong thương mại quốc tế, để xác định vi phạm cơ bản, Tòa án ở một số nước còn xem xét khả năng thương mại của hàng hóa được giao. Chẳng hạn, trong vụ tranh chấp giữa Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Rame, người bán đã ký hợp đồng để bán rượu cho người mua ở Pháp. Tuy nhiên, lô rượu mà người bán đã giao bị lỗi và không bán được trên thị trường Pháp. Tòa án tối cao Pháp cho rằng, vi phạm của bên bán là vi phạm cơ bản vì rượu do công ty này cung cấp không có khả năng bán được trên thị trường Pháp. Hơn nữa, việc người bán cho thêm đường vào rượu đã vi phạm quy định về rượu của Pháp và ảnh hưởng tới chất lượng của rượu. Hành vi của người bán trong việc giao hàng như vậy đã dẫn đến việc lô hàng không có khả năng thương mại tại thị trường Pháp.
2. Người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn:
Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đưa ra một cơ chế cho việc gia hạn thực hiện hợp đồng, được gọi là cơ chế Nachfrist.’ Học thuyết này bắt nguồn từ luật hợp đồng của Đức. Theo đó, bên vi phạm hợp đồng sẽ có được cơ hội thứ hai để khắc phục việc vi phạm.
Điều 47 CISG quy định: “Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ”. Mục đích của việc quy định cơ chế Nachfrist trong CISG giúp người mua giải quyết được vấn đề liệu người bán có vi phạm cơ bản thông qua việc có giao hàng hay không, và nếu có thì khi nào. Thêm vào đó, dựa vào một
Khi người mua chọn biện pháp đưa ra một thời hạn bổ sung cho bên bán theo quy định tại điều 47 CISG, thì người mua phải thực hiện hai nghĩa vụ: Thứ nhất, bên mua phải đưa ra thông báo một thời hạn bổ sung cụ thể. Một thời hạn bổ sung được đưa ra khi và chỉ khi quá thời hạn giao hàng được quy định trong hợp đồng, bên bán không giao hàng. CISG không quy định về hình thức cho việc thông báo gia hạn, không yêu cầu thông báo được đưa ra bằng miệng, hoặc bắt buộc phải bằng văn bản. Tuy nhiên, Điều 27 CISG yêu cầu các bên phải đưa ra một phương thức thông báo “phù hợp với hoàn cảnh” Theo cách nhìn nhận chung, cũng giống như điều 11 CISG, thông báo về Nachfrist có thể được đưa ra dưới bất cứ hình thức nào. Thứ hai, thời hạn bổ sung được đưa ra phải hợp lý. CISG lại không đưa ra một thời hạn cụ thể cho việc khắc phục vi phạm (chẳng hạn một tuần, một tháng, ba tháng…). Điều này có khả năng gây ra tranh chấp cho các bên. Tuy nhiên, cách quy định theo CISG là hợp lý vì theo từng trường hợp cụ thể, thời gian khắc phục vi phạm hợp đồng sẽ khác nhau.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy: Đã có một vụ kiện, Tòa án kết luận rằng hai tuần là quá ngắn để vận chuyển 3 máy in từ Đức đến Ai cập. Trong trường hợp này, bảy tuần là hợp lý? Trong một vụ kiện khác, tòa lại tuyên một tuần là quá dài để vận chuyển 1 chiếc xe từ Đan Mạch đến Đức. Trong khi đó, 20 ngày là một khoảng thời gian hợp lý để người bán nhận 200 tấn thịt xông khói; một tháng cộng thêm 1 tuần lại là quá ngắn để người bán giao 1,600 tấn ống sản xuất tia ca-tốt.5 Trong trường hợp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán, một khoảng thời gian ngắn hơn có thể sẽ là hợp lý. Tòa án trong một vụ việc kết luận rằng hai tuần là quá nhiều trong khi mười ngày là hợp lý để bên mua mở L/C. Một tuần hoặc ít hơn thì sẽ không hợp lý cho việc này.
Khi một bên đưa ra một thời hạn bổ sung, bên đó phải đưa ra một thời hạn cụ thể, không thể đưa ra một sự yêu cầu thực hiện hợp đồng chung chung. Thật vậy, trong bình luận của mình, Ban thư ký soạn thảo CISG viết rằng: “Thời hạn này phải được đưa ra một cách cụ thể, xác định ngày cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng (ví dụ, ngày 30 tháng 9) hoặc một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ, một tháng kể từ ngày hôm nay). Một yêu cầu chung chung của bên mua yêu cầu bên bán giao hàng đúng hạn thì không phải là đưa ra một khoảng thời gian”.
Trên thực tế, một vài Tòa án thuộc CISG kết luận rằng trong trường hợp không có sự vi phạm cơ bản, bên bị vi phạm hợp đồng không có quyền hủy hợp đồng nếu không đưa ra một sự gia hạn. Cụ thể, một Tòa án của Đức đã kết luận rằng: “Điều 47(1) CISG nêu rằng bên mua có thể đưa ra một sự gia hạn cho bên bán trong một khoảng thời gian hợp lý. Việc gia hạn này là một điều kiện tiên quyết để hủy hợp đồng” Sau vụ kiện này một năm, một Tòa án khác của Đức cũng có kết luận tương tự khi cho rằng: “Khoản 1 điều 47 CISG quy định rằng việc gia hạn hay không là lựa chọn của bên mua, tuy nhiên muốn tuyên bố hủy hợp đồng thì bên mua phải ấn định một thời hạn bổ sung, đây mới là căn cứ không thể thiểu khi tuyên bố hủy hợp đồng theo khoản 2(b) điều 49 trong vụ kiện này.” Một Tòa án của Pháp trong vụ cũng có kết luận tương tự với hai Tòa án của Đức.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp đã cho thấy sự không thống nhất về hướng giải quyết liên quan đến mối quan hệ giữa quyền khắc phục thiếu sót của người bán và quyền hủy hợp đồng của người mua theo quy định của CISG 1980. Giải pháp tốt nhất để tránh những tranh chấp như trên là các bên nên thỏa thuận trong hợp đồng các biện pháp cụ thể được áp dụng cho các vi phạm cụ thể liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của bên bán.