Quyền được khai sinh? Quyền được khai tử?
Sự tồn tại của mỗi cá nhân là hữu hạn, khi cá nhân sinh ra và chết đi chính là hai sự kiện quan trọng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ liên quan. Hai sự kiện sinh ra và chết đi này được ghi nhận trên mặt pháp lý thông quan hoạt động khai sinh và khai tử. Khai sinh và khai tử là hai quyền cơ bản của cá nhân được ghi nhận trong
Luật sư
1. Quyền được khai sinh
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho người khác, đó là quyền dân sự tuyệt đối được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo pháp luật Việt Nam, quyền nhân thân của mỗi cá nhân luôn được tôn trọng và bảo vệ một cách bình đẳng, không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, địa vị, tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo.
Khai sinh trong tiếng Việt được hiểu là khai bảo, làm thủ tục cho đứa bé mới sinh. Còn dưới góc độ luật học, thì khai sinh được hiểu là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra, là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể cụa tự nhiên, của xác hội.
Có thể nói, đăng ký khai sinh là sự kiện hộ tịch đầu tiên trong đời của mỗi con người và cũng chính là một trong những quyền quan trọng cơ bản của trẻ em. Theo đó, Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, được thông qua, ký kết ngày 20.11.1989 và có hiệu lực từ ngày 2.9.1990 tuyên bố: Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc (Điều 7). Và trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã khẳng định lại quyền khai sinh này một lần nữa đó chính là “1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.”
Mỗi cá nhân khi sinh ra thì đã có quyền được sống, đó là quyền con người. Xét ở một góc độ nào đó, dù có đăng ký khai sinh hay không đều không ảnh hưởng đến quyền sống của họ. Nhưng trong một xã hội có tổ chức thì trách nhiệm của Nhà nước là phải bảo đảm cho quyền con người của cá nhân đó được thực thi. Việc đăng ký khai sinh nhằm giúp Nhà nước xác định danh tính cụ thể của cá nhân đó với tư cách là một thực thể, chủ thể trong xã hội, phân biệt với các thực thể, chủ thể khác. Đây là cơ sở đầu tiên để cá nhân trờ thành công dân một quốc gia, làm phát sinh quyền của mình, công dân thực hiện được các quyền của mình được Nhà nước ghi nhận và là cơ sở để Nhà nước được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Đăng ký khai sinh là thủ tục hộ tịch đầu tiên, quan trọng và có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân. Bởi thông qua việc thực hiện đăng ký khai sinh, trẻ em được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức ghi nhận sự ra đời, xác định mối quan hệ giữa trẻ em với tư cách là công dân với Nhà nước thông qua việc cấp Giấy Khai sinh. Đăng ký khai sinh còn là dấu mốc pháp lý quan trọng, tạo ra cơ sở pháp lý bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân như quyền thay đổi họ tên, quyền có quốc tịch, quyền xác định dân tộc, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong BLDS.
Trẻ em khi được cha, mẹ sinh ra, trong một thời hạn luật đình, phải được cha, mẹ hoặc người thân thích đi khai sinh tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú của người mẹ hoặc có thể là Ủy ban nhân dân nơi thường trú của người cha hoặc Ủy ban nhân dân nơi trẻ em đó đang sinh sống trên thực tế. Quyền được khai sinh của trẻ em không phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ của trẻ em đó là hợp pháp hay không hợp pháp vì pháp luật Việt Nam không phan biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Khi khai sinh cho con, cha, mẹ xuất trình giấy chứng nhận kết hôn thì họ tên vợ, chồng trong giấy chứng nhận kết hôn sẽ được ghi vào phần họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của người con, người đó sẽ là con trong giá thú. Về nguyên tắc, nếu cha, mẹ không xuất trình được giấy chứng nhận kết hôn thì người con vẫn được khai sinh nhưng họ tên phần cha sẽ bị bỏ trống trong giấy khai sinh, người con này là người con ngoài giá thú. Thực hiện quyền khai sinh cho trẻ em, cũng có nghĩa là pháp luật đã đảm bảo cho trẻ em có quyền có họ tên, dân tộc, quốc tịch.
Tại Khoản 3 Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: “3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.” Có thể thấy, việc đăng ký khai sinh là hoạt động bắt buộc, dù trong trường hợp trẻ sinh ra và sau quá 24 giờ mà chết đi thì vẫn phải thực hiện thủ tục khai sinh. Còn nếu chưa được 24 giờ từ khi sinh ra mà trẻ chết đi thì cha, me có quyền xem xét thực hiện hoạt động đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền.
Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng như mọi công dân khác. Sau khi được đăng kí khai sinh, cá nhân được cơ quan đăng ký cấp Giấy khai sinh có ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân như: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi sinh và thông tin của cha mẹ.
2. Quyền được khai tử
Quyền được khai tử là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Quyền này được quy định tại Điều 30
Đăng ký khai tử chính là cơ sở để chấm dứt quyền, nghĩa vụ của cá nhân đã chết. Đồng thời đây cũng chính là căn cứ để các quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Việc đăng ký khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính là một trong các cách thức để nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với dân cư trong khu vực, nắm bắt một cách chính xác sự biến động dân cứ.
Hiện nay,
– Về phía người có sự kiện hộ tịch đăng ký khai tử thì đó chính là vợ, chồng, con, cha, mẹ, người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đăng kí khai tử, trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cánh nhân có liên quan có trách nhiệm đi đăng kí khai tử.
– Về phía cơ quan đăng ký hộ tích, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đăng ký khai tử cho người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài chết ở Việt Nam.
Đối với thủ tục đăng ký khai tử được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy bảo từ hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Thời hạn đăng ký đối với người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử là 15 ngày kể từ khi có người chế.
Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai từ cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam. Khi công dân có yêu cầu thực hiện đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi thực hiện việc đăng ký khai từ. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trình tự, thủ tục đăng ký khai từ có yếu tố nước ngoài không có sự khác biệt so với việc đăng ký khai từ của công dân Việt Nam Ngoài giấy tờ phải xuất trình (giấy tờ chứng minh nhân thân của người yêu cầu, giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết / nơi người đó chết), thì người đã đăng ký khai từ phải nộp Tờ khai đăng ký khai tử và Giấy báo tử. Quy định về trình tự , thủ tục đăng ký khai tử đơn giản , thuận lợi cho người dân nhằm bảo đảm môi trường hợp chết trên lãnh thổ Việt Nam đều được đăng ký khai tử.