Trong giao dịch dân sự, khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên còn lại có được quyền huỷ bỏ hợp đồng không? Bộ luật dân sự hiện hành quy định về vấn đề này ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Các loại hợp đồng thường gặp:
Hợp đồng là một trong những căn cứ để xác lập quyền dân sự của các bên. Bản chất của hợp đồng chính là sự thỏa thuận của mỗi bên về một vấn đề nào đó nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, và khi kí kết hợp đồng sẽ xác lập quyền và nghĩa vụ thực hiện của đôi bên.
Thực tế hiện nay có thể kể đến một số loại hợp đồng cơ bản như sau:
– Hợp đồng trao đổi tài sản: Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. (Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015).
– Hợp đồng tặng cho tài sản: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. (Theo Điều 457 Bộ luật dân sự 2015).
– Hợp đồng mua bán tài sản: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán (Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật dân sự 2015).
– Hợp đồng vay tài sản: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015).
–
– Ngoài ra còn có một số hợp đồng khác như: hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mượn tài sản; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng ủy quyền,…
2. Quyền được hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ?
Hủy bỏ hợp đồng là một quyền của cá nhân trong khi giao kết hợp đồng dân sự. Theo đó hủy bỏ hợp đồng được hiểu là việc chấm dứt thực hiện hợp đồng mà trước đó các bên đã giao kết.
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại:
– Trước hết là trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng là căn cứ, cơ sở để hủy bỏ hợp đồng.
– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng: Vi phạm nghiêm trọng được hiểu là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
– Ngoài ra, các trường hợp khác do luật quy định.
Lưu ý:
Khi thực hiện hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp trên thì sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng.
Trường hợp không thông báo có gây hậu quả khiến bên kia bị thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Dưới đây là một số trường hợp hủy bỏ hợp đồng tiêu biểu:
Một là, do chậm thực hiện nghĩa vụ mà hủy bỏ hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp hủy bỏ do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau:
– Nếu như bên nào có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng mà thực hiện không đúng nghĩa vụ giao kết theo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại thì khi đó, bên có quyền sẽ được phép hủy bỏ hợp đồng.
– Nếu như do tính chất cũng như do ý chí của các bên, hợp đồng xem xét sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện, khi hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ, bên có quyền sẽ được phép hủy bỏ hợp đồng.
Hai là, không có khả năng thực hiện do đó hủy bỏ hợp đồng:
Theo quy định tại Điều 425 Bộ luật dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp không có khả năng thực hiện được quy định như sau:
– Khi đã giao kết hợp đồng nhưng bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình, dẫn đến hậu quả là khiến cho bên có quyền trong hợp đồng không đạt được mục đích thì khi đó, bên có quyền được phép hủy bỏ hợp đồng. Đồng thời, nếu có thiệt hại xảy ra thì được phép đòi bồi thường thiệt hại.
Ba là, tài sản bị mất, bị hư hỏng sẽ dẫn đến hủy bỏ hợp đồng:
Khi giao kết hợp đồng, đối tượng hợp đồng là tài sản bị một bên làm mất, làm hư hỏng mà không thể có cách nào hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì khi đó, bên đối phương có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Đồng thời, bên vi phạm làm mất tài sản phải có trách nhiệm bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác.
3. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2015, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng bao gồm:
– Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết khi hợp đồng bị hủy bỏ. Theo đó, hợp đồng đã không có hiệu lực thì đồng nghĩa các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
– Sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Được quy đổi ra trị giá thành tiền để hoàn trả nếu như không thể hoàn trả được bằng hiện vật.
Nếu như các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
– Nếu như việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thì sẽ do Bộ luật dân sự hoặc các luật khác quy định.
Lưu ý:
Nếu như một bên hủy bỏ hợp đồng mà không có căn cứ quy định của pháp luật thì chính bên đó là bên đang vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự do chính hành vi của mình gây ra.
4. Phân biệt hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Tiêu chí | Hủy bỏ hợp đồng | Đơn phương chấm dứt hợp đồng |
Căn cứ pháp lý | Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015. | Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015. |
Các trường hợp | – Do chậm thực hiện nghĩa vụ. – Do không có khả năng làm. – Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất. | – Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồn. – Do hai bên thỏa thuận. – Do pháp luật quy định. |
Điều kiện áp dụng | Có sự vi phạm hợp đồng và đây cũng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. | Ngoài việc có một trong các bên vi phạm hợp đồng dẫn đến hậu quả thì với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng hai bên có thể thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. |
Hậu quả pháp lý | – Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết khi hợp đồng bị hủy bỏ. Theo đó, hợp đồng đã không có hiệu lực thì đồng nghĩa các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. – Sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. – Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. – Nếu như việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thì sẽ do Bộ luật dân sự hoặc các luật khác quy định. | – Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. – Khi đó, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. – Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. – Nếu như một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà không có đúng căn cứ theo quy định của luật thì nó sẽ trở thành hành vi vi phạm hợp đồng. Theo đó bên đối phương có quyền yêu cầu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra. |
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: