Đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nợ là một trong các quyền của chủ thể trong hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nợ theo quy định pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nợ:
Căn cứ Điều 19 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua bán nợ khi thuộc các trường hợp sau:
– Có đầy đủ bằng chứng về khoản nợ xấu đã mua không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
– Tổ chức tín dụng bán nợ vi phạm các quy định theo pháp luật, cụ thể là:
+ Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ Công ty Quản lý tài sản.
+ Sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.
+ Không cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, tài liệu.
+ Không có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
+ Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định.
+ Không thực hiện đầy đủ công việc hạch toán vào chi phí hoạt động các chi phí liên quan đến quản lý, thu hồi, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt và các chi phí liên quan đến thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản.
+ Không bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.
+ Không thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.
Khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ, Công ty quản lý tài sản sẽ thực hiện theo trình tự sau đây:
– Gửi đến tổ chức tín dụng bán nợ văn bản với nội dung nêu rõ lý do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– Tổ chức tín dụng bán nợ phải trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước và được Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) ngừng phong tỏa trái phiếu đặc biệt theo quy định trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản của Công ty quản lý tài sản.
Tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và nhận lại các khoản nợ xấu.
– Tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện hạch toán, phân loại khoản nợ xấu này vào nhóm nợ có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà tổ chức tín dụng bán nợ đã phân loại tại thời điểm khoản nợ xấu được bán cho Công ty Quản lý tài sản sau khi nhận lại khoản nợ xấu từ Công ty quản lý tài sản.
2. Hậu quả pháp lý khi đơn phương đơn phương chấm dứt HĐ mua bán nợ trái pháp luật:
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 và
– Chịu phạt vi phạm: nếu bên nào vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ chịu một khoản phạt vi phạm nếu như các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
– Bồi thường thiệt hại: nếu hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên đơn phương vi phạm dẫn đến gây thiệt hại cho bên còn lại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Giá trị bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên thiệt hại thực tế.
3. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua, bán nợ:
Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng mua, bán nợ là thỏa thuận của các bên về việc chuyển giao quyền sở hữu đối với khoản nợ và đồng thời chuyển quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ cho bên mua nợ rồi nhận tiền thanh toán của bên mua nợ. Đây là giao dịch hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có thể giao kết hợp đồng mua, bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, hợp đồng mua, bán nợ bao gồm những nội dung sau:
– Thông tin của bên mua nợ, bên bán nợ gồm tên, địa chỉ.
– Thông tin của khách hàng vay, bên bảo đảm và các bên có liên quan (nếu có) đến khoản nợ xấu được mua, bán gồm tên, địa chỉ.
– Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được mua.
– Giá mua, bán nợ và phương thức thanh toán.
– Thông tin về các hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu do tổ chức tín dụng định giá hoặc tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định tại thời điểm gần nhất trước thời điểm đề nghị mua nợ.
– Hiệu lực của hợp đồng mua, bán nợ.
– Điều khoản về thanh toán trái phiếu đặc biệt, xử lý tiền thu hồi nợ và mua lại khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên (cụ thể quyền của Công ty Quản lý tài sản thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ; nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bán nợ chấp nhận việc Công ty Quản lý tài sản thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu và mua lại khoản nợ xấu khi thanh toán trái phiếu đặc biệt theo quy định; nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bán nợ thanh toán cho Công ty Quản lý tài sản).
– Các phương thức, thời điểm hoàn thành và thủ tục chuyển giao nợ, tài sản bảo đảm và hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm, khách hàng vay, bên bảo đảm, bên có nghĩa vụ trả nợ.
4. Quy định chung về việc mua, bán nợ xấu:
Thứ nhất, thẩm quyền mua, bán nợ xấu như sau:
– Thẩm quyền trong việc quyết định mua, bán nợ; ký kết, thực hiện hợp đồng mua, bán nợ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định pháp luật và theo Điều lệ, quy định nội bộ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng.
Thứ hai, về đồng tiền giao dịch:
– Đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua, bán nợ: đồng tiền Việt Nam.
– Nếu như công ty quản lý tài sản sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua khoản nợ xấu bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tỷ giá VND với ngoại tệ sẽ áp dụng để quy đổi sang VND.
– Nếu như công ty quản lý tài sản sử dụng trái phiếu đặc biệt mua khoản nợ xấu bằng vàng thì áp dụng giá quy đổi là giá vàng mua vào của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn tại thời điểm ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
Thứ hai, nguyên tắc việc mua, bán nợ xấu:
– Thực hiện một cách công khai và minh bạch.
– Tuân thủ đúng quy định của pháp luật cũng như hợp đồng mua, bán nợ.
– Đảm bảo hạn chế chi phí cũng như rủi ro trong việc mua, bán nợ xấu.
– Mua, bán nợ sẽ áp dụng đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
– Thông tư số 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam