Quy tắc ứng xử được hiểu là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức,... trong thi hành nhiệm vụ và trong QHXH do CQNN có thẩm quyền ban hành sao cho phù hợp với đặc thù của công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
Mục lục bài viết
1. Quy tắc ứng xử là gì?
Quy tắc ứng xử được hiểu là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức,… trong khi thi hành nhiệm vụ và trong QHXH do CQNN có thẩm quyền ban hành, sao cho phù hợp với đặc thù của công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để cho nhân dân theo dõi, giám sát việc chấp hành.
2. Mục đích và nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục:
2.1. Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong CSGD:
Mục đích của việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục đó là nhằm điều chỉnh cách ứng xử của những thành viên có trong CSGD theo đúng chuẩn mực của đạo đức XH và đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, sao cho phù hợp với đặc trưng VH của địa phương và phù hợp điều kiện thực tiễn của CSGD; ngăn ngừa, xử lý kịp thời và hiệu quả các hành vi có tính tiêu cực, thiếu tính GD trong CSGD.
Xây dựng VH học đường; đảm bảo một môi trường GD có tính an toàn, lành mạnh và thân thiện đồng thời phòng, chống việc bạo lực học đường.
2.2. Nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong CSGD:
Trong cơ sở giáo dục bộ Quy tắc ứng xử được xây dựng trên các nguyên tắc như sau:
– Tuân thủ theo các quy định của PL; phù hợp với chuẩn mực đạo đức XH, phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền thống VH của dân tộc.
– Thể hiện được những giá trị cốt lõi đó là: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong MQH của các thành viên trong CSGD đối với những người khác, môi trường xung quanh và chính bản thân mình.
– Bảo đảm cho việc định hướng GD đạo đức, lối sống VH, phát triển năng lực và phẩm chất của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý và trách nhiệm của người đứng đầu CSGD.
– Dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, với cấp học và với đặc trưng VH của mỗi vùng miền.
– Việc xây dựng, sửa đổi và bổ sung ND của Bộ Quy tắc ứng xử cần phải được thảo luận một cách dân chủ, khách quan và công khai đồng thời phải nhận được sự chấp thuận của đa số các thành viên trong CSGD.
3. Nội dung quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục:
a, Quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
– Ứng xử đối với người học: Ngôn ngữ phải chuẩn mực và dễ hiểu; có trách nhiệm, yêu thương, bao dung; tôn trọng những điều khác biệt, đối xử phải công bằng, lắng nghe, động viên và khích lệ người học. Không được xúc phạm, trù dập, ép buộc và bạo hành.
– Ứng xử đối với GV, nhân viên: Ngôn ngữ phải chuẩn mực, tôn trọng, động viên, khích lệ; gương mẫu, nghiêm túc và đồng hành trong các công việc; bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và phát huy NL người GV và nhân viên; dân chủ, đoàn kết, công bằng và minh bạch. Không được hách dịch, gây ra khó khăn, xúc phạm, có định kiến, vụ lợi, thiên vị, né tránh các trách nhiệm của mình hoặc che giấu các hành vi vi phạm, đổ lỗi.
– Ứng xử đối với cha mẹ của người học: Ngôn ngữ có sự chuẩn mực, tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ, sẻ sẻ, thân thiện. Không được xúc phạm, gây ra khó khăn, vụ lợi và phiền hà.
– Ứng xử đối với khách đến CSGD: Ngôn ngữ có sự chuẩn mực, lịch sự, tôn trọng và đúng mực. Không được xúc phạm, gây ra khó khăn và phiền hà.
b, Quy tắc ứng xử của giáo viên
– Ứng xử đối với người học: Ngôn ngữ có sự chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, có trách nhiệm, thương yêu; tôn trọng những điều khác biệt, đối xử một cách công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên và khích lệ người học; tích cực tham gia phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng một môi trường GD an toàn, lành mạnh và thân thiện. Không được xúc phạm, gây ra tổn thương và vụ lợi; không được trù dập, cos định kiến, xâm hại và bạo hành; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu những hành vi mà người học vi phạm.
– Ứng xử đối với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ có sự tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu một cách tích cực và thể hiện rõ ràng chính kiến của mình; phục tùng theo sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo đúng quy định. Không được xúc phạm, gây ra sự mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của CBQL.
– Ứng xử đối với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ phải đúng mực, thân thiện, trung thực, cầu thị, hỗ trợ nhau, chia sẻ với nhau; tôn trọng những điều khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của các đồng nghiệp, nhân viên. Không được xúc phạm, có sự vô cảm, gây ra mất đoàn kết.
– Ứng xử đối với cha mẹ người học: Ngôn ngữ phải đúng mực, tôn trọng, lịch sự, trung thực, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ. Không được xúc phạm, áp đặt và vụ lợi.
– Ứng xử đối với khách đến CSGD: Ngôn ngữ phải đúng mực và tôn trọng. Không được xúc phạm, gây ra phiền hà, khó khăn.
c, Quy tắc ứng xử của nhân viên
– Ứng xử đối với người học: Ngôn ngữ phải chuẩn mực, tôn trọng, có trách nhiệm, có sự khoan dung và giúp đỡ. Không được xúc phạm, gây ra khó khăn, phiền hà, bạo lực.
– Ứng xử đối với cán bộ quản lý, GV: Ngôn ngữ phải đúng mực, tôn trọng, trung thực và hợp tác; chấp hành nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, không xúc phạm, gây ra mất đoàn kết và vụ lợi.
– Ứng xử đối với đồng nghiệp: Ngôn ngữ phải đúng mực, thân thiện, hợp tác. Không được xúc phạm, gây ra mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm của mình.
– Ứng xử đối với cha mẹ của người học và khách đến CSGD: Ngôn ngữ phải đúng mực và tôn trọng. Không được xúc phạm, gây ra khó khăn, phiền hà.
d, Quy tắc ứng xử của người học
– Ứng xử đối với CBQL, GV, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành nghiêm tắc những yêu cầu theo quy định. Không được bịa đặt ra thông tin; không xúc phạm tinh thần, uy tín danh dự, nhân phẩm và bạo lực.
– Ứng xử đối với người học khác: Ngôn ngữ phải đúng mực, trung thực, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ và tôn trọng những điều khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, xúc động, miệt thị, gây ra mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không làm phát tán các thông tin để nói xấu, làm người học khác bị ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm.
– Ứng xử đối với cha mẹ và những người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực và yêu thương.
e, Quy tắc ứng xử của cha mẹ người học
– Ứng xử đối với người học: Ngôn ngữ phải đúng mực, tôn trọng, thân thiện, chia sẻ, động viên, khích lệ, yêu thương. Không được xúc phạm và bạo lực.
– Ứng xử đối với CBQL, GV, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ. Không được bịa đặt ra các thông tin; không xúc phạm đến tinh thần, danh dự và nhân phẩm của CBQL, GV, nhân viên.
f, Quy tắc ứng xử của khách đến cơ sở giáo dục
– Ứng xử đối với người học: Ngôn ngữ phải đúng mực, thân thiện, tôn trọng. Không được xúc phạm và bạo lực.
– Ứng xử đối với CBQL, GV, nhân viên: Ngôn ngữ phải đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt ra các thông tin. Không xúc phạm đến tinh thần, danh dự và nhân phẩm của CBQL, GV, nhân viên.
4. Sự khác nhau giữa quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức:
– Quy tắc ứng xử là loại tài liệu có định hướng chứa các hành vi và hành vi cụ thể bị hạn chế hoặc tuân theo trong tổ chức. Còn quy tắc đạo đức là loại tài liệu chứa đầy khát vọng do ban giám đốc hội đồng quản trị của công ty ban hành có chứa các giá trị đạo đức cốt lõi các nguyên tắc và lý tưởng của tổ chức.
– Quy tắc ứng xử là nêu ra một hành vi cụ thể còn quy tắc đạo đức chị nói chung chung về bản chất.
– Nguồn gốc của quy tắc ứng xử là bắt nguồn từ quy tắc đạo đức về được chuyển đổi các quy tắc theo các hướng dẫn cụ thể và phải được thành viên trong tổ chức tuân theo.
– Theo chiều dọc thì quy tắc ứng xử là loại tài liệu dài hơn quy tắc đạo đức.
– Quy tắc ứng xử và điều chỉnh các hành động còn quy tắc đạo đức quy định xử phán xét của tổ chức.
– Quy tắc ứng xử chỉ được dành cho nhân viên ở trong nội bộ công ty còn quy tắc đạo đức được công khai bất kỳ người nào cũng có thể truy cập được.
– Quy tắc ứng xử tập trung vào những việc tuân thủ và các quy tắc còn quy tắc đạo đức chỉ tập trung vào các giá trị hoặc nguyên tắc.