Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Viên chức

Bảng lương giáo viên, giáo viên tập sự mới nhất năm 2023

  • 31/01/202331/01/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    31/01/2023
    Luật Viên chức
    0

    Giáo viên được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi vùng sâu, vùng xa, hoặc làm việc trong môi trường độc hại.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của giáo viên:
      • 2 2. Công thức tính lương của giáo viên:
      • 3 3. Bảng lương của giáo viên mới nhất năm 2023:
      • 4 4. Bảng lương của giáo viên tập sự:

      1. Chế độ tiền lương và nguyên tắc trả lương của giáo viên:

      Căn cứ theo Điều 12 Luật Viên chức 2010 có quy định: “Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

      1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

      2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
      3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập”.

      Khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương: “Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

      a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

      b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

      c)Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…

      d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền”.

      Như vậy, căn cứ vào quy định trên viên chức sẽ được hưởng lương phù hợp với công việc, vị trí làm việc.

      2. Công thức tính lương của giáo viên:

      Bảng lương giáo viên từ 1/7/2020 sẽ được tính theo mức lương cơ sở mới là 1,6 triệu đồng. Như vậy cách tính lương giáo viên các bạn có thể tham khảo theo cách tính dưới đây:

      Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy

      Các bảng lương trên có tính chất tham khảo. Cách tính cơ bản như sau:

      Lương = Hệ số lương x 1.600.000 đồng

      Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%

      Đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5% (phụ cấp ưu đãi không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội)

      Thực nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội

      Khi thực hiện lương cơ sở mới tăng nhưng thực nhận của nhiều giáo viên lại giảm do mất các khoản phụ cấp.

      Cùng với việc ban hành mức lương mới thì Bộ nội vụ cũng điều chỉnh một số quy định về thi tuyển viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức

      Hiện nay, lương và các khoản phụ cấp của công chức đang được tính theo công thức:

      Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở

      Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Từ 01/7/2020, tại Nghị quyết 86/2019/QH14, Quốc hội đã “chốt” tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng.

      Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020 này do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid – 19 đến tình hình kinh tế, xã hội nên Bộ Chính trị cũng đưa ra giải pháp trước mắt chưa điều chỉnh lương cơ sở từ 01/7/2020 tại Kết luận số 77-KL/TW.

      Đồng thời, chiều ngày 19/6/2020, Quốc hội đã chính thức đồng ý chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở cho công chức từ 01/7/2020 tại Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

      Như vậy, có thể thấy, mức lương cơ sở không tăng đồng nghĩa lương và phụ cấp của công chức từ 01/7/2020 cũng sẽ không thay đổi.

      3. Bảng lương của giáo viên mới nhất năm 2023:

      Ngày 12/11/2019 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/7/2020.

      Như vậy, việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức đã được thông qua, thu nhập của cán bộ, công chức từ 01/7/2020 sẽ tăng lên đáng kể. Thời điểm bắt đầu thực hiện là từ 01/7/2020. Vậy nên, từ thời điểm này, mức lương của giáo viên các cấp sẽ được thực hiện theo bảng lương mới dưới đây:

      4. Bảng lương của giáo viên tập sự:

      Cách tính lương giáo viên tập sự

      Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP  của Chính phủ, trong thời gian tập sự, giáo viên sẽ được hưởng 85% mức lương và các khoản phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.

      Xem thêm: Quy định về định mức giờ dạy của giáo viên tổng phụ trách đội

      Đáng lưu ý: Nếu giáo viên có trình độ thạc sĩ và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm thì được hưởng 85% mức lương bậc 2; nếu là tiến sĩ thì được hưởng 85% mức lương bậc 3.

      Ngoài ra, trong 03 trường hợp sau đây, giáo viên sẽ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng vị trí việc làm tuyển dụng:

      – Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

      – Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

      – Đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

      Như vậy, giáo viên tập sự vẫn được hưởng 100% mức lương và phụ cấp nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

      Kể từ khi Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư liên tịch về phụ cấp ưu đãi với giáo viên dạy trường công lập có hiệu lực từ ngày 10/12/2018 thì giáo viên tập sự không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nữa nên thu nhập sẽ giảm đáng kể như sau:

      Giáo viên trung học phổ thông: 2,34 x 1.490.000 x 85% khoảng 2,96 triệu đồng/tháng

      Xem thêm: Chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi dành cho giáo viên mới nhất năm 2022

      Giáo viên trung học cơ sở là: 2,1 x 1.490.000 x 85% khoảng khoảng 2,65 triệu đồng.

      Giáo viên mầm non, tiểu học: 1,86 x 1.490.000 x 85% khoảng 2,35 triệu đồng.

      Tăng lương cơ sở lên mức 1,6 triệu đồng/tháng trong thời gian tới thì mức lương của giáo viên tập sự thay đổi như sau:

      Giáo viên trung học phổ thông: 2,34 x 1.600.000 x 85% =3,182 triệu đồng/tháng

      Giáo viên trung học cơ sở là: 2,1 x 1.600.000 x 85% = 2,856 triệu đồng/ tháng

      Giáo viên mầm non, tiểu học: 1,86 x 1.600.000 x 85% = 2,529 triệu đồng/tháng

        Xem thêm: Chế độ giảm tiết dạy cho giáo viên nuôi con nhỏ dưới 12 tháng

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Giáo viên

        Giáo viên tập sự


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn có được tăng lương không?

        Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như thế nào? Giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn có được tăng lương không? Tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

        Mã định danh giáo viên là gì? Lấy ở đâu và dùng để làm gì?

        Hiện nay, vấn đề mã định danh là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến, đặc biệt là mã định danh giáo viên. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mã định danh giáo viên? Mã định danh giáo viên lấy ở đâu và dùng để làm gì?



        Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS mới nhất

        Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS mới nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây: 

        Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT mới nhất

        Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

        Trường hợp giáo viên phải và không phải nâng chuẩn trình độ

        Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với sự quan tâm của Đảng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đất nước. Vì vậy công cuộc đào tạo và nâng cao trình độ để xứng với chức năng nhiệm vụ của người thầy người cô là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

        Giáo viên có được góp vốn thành lập doanh nghiệp không?

        Điều kiện thành lập doanh nghiệp. Giáo viên có được góp vốn thành lập doanh nghiệp không? Giáo viên có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam không?

        Thời gian nghỉ của giáo viên: Nghỉ hằng tuần, năm, nghỉ phép

        Quy định thời gian nghỉ hằng tuần của giáo viên? Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên? Chế độ nghỉ phép của giáo viên quy định ra sao?

        Quy định về mức phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo

        Khái niệm phụ cấp chức vụ lãnh đạo? Mức phụ cấp của giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo theo luật định? Một số trường hợp đặc biệt về phụ cấp chức vụ?

        Chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn

        Chế độ đối với giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn? Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?

        Lịch nghỉ hè của học sinh, giáo viên và cách tính ngày nghỉ hè?

        Lịch nghỉ hè được áp dụng đối với các giáo viên thuộc các cơ sở nào? Quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo? Quy định về thời điểm nghỉ hè? Giáo viên dạy học vào ngày nghỉ hè được tính lương như thế nào?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ