Bất kỳ hoạt động có mục đích nào trong cuộc sống cũng đều phải dựa trên cơ sở nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể. Vậy quy tắc là gì? Quy tắc và nguyên tắc khác nhau như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy tắc là gì?
Quy tắc là các quy định, chuẩn mực hoặc các công thức, kết luận tổng quát buộc mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung hoặc trong một công việc nào đó.
Dưới phương diện pháp lý, quy tắc là những chuẩn mực trong xử sự hoặc là những quy định về các công việc, quy trình, thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong một hoạt động chung, được thể hiện dưới hình thức quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, buộc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức cưỡng chế của Nhà nước.
Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.
Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.
Quy tắc trong tiếng Anh được hiểu là Rule/ Fundamental.
Nguyên tắc tiếng Anh là Rule (n)
Khái niệm nguyên tắc khi được dịch sang tiếng Anh sẽ như sau:
The principle is that a system of ideas and views exists throughout a certain period or the whole period and by how certain constraints will make each individual or organization follow.
The principle can be set by many subjects, applying vi implementation for each object in different scope and is set up at anytime, anywhere.
Các cụm từ có liên quan tới nguyên tắc tiếng Anh là gì? cụ thể như sau:
– Quy tắc tiếng Anh là Rule (n)
– Phép tắc tiếng Anh là Rule (n)
– Quy định tiếng Anh là Regulations (n)
– Phương pháp tiếng Anh là Method (n)
– Chuẩn mực tiếng Anh là Standard (n)
– Quy luật tiếng Anh là Rules (n)
– Hợp đồng nguyên tắc tiếng Anh là Contract principles (n)
– Nguyên tắc suy đoán vô tội tiếng Anh là Principle of innocence (n)
– Nguyên tắc đòn bẩy tiếng Anh là Leverage principle (n)
2. Quy tắc và nguyên tắc khác nhau như thế nào?
Quy tắc là những điều ước cụ thể do các tập thể, công đoàn quy định hoặc những bước thực hiện, lý giải 1 điều gì đó đã được công nhận (như trong toán, hóa…). Quy tắc thường được áp dụng trong một phạm vi, lĩnh vực hay địa bàn nhất định, có giá trị áp dụng với các chủ thể trong địa bàn/ thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc đó.
Nguyên tắc có hình thức khoa học, nghiêm trọng hơn những cũng gần như quy tắc. Nguyên tắc thường thì không thể bị thay đổi, một số ví dụ rõ ràng hơn về nguyên tắc như sau:
Đối với Luật hình sự:
Nếu đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa hai chủ thể quan trọng và có quyền, nghĩa vụ nhất định là Nhà nước và người phạm tội, thì nguyên tắc của luật hình sự phải bảo đảm quyền của Nhà nước và phản ánh bản chất của chế độ cũng như quyền lợi của người phạm tội.
Như vậy, nguyên tắc của luật hình sự là những tư tưởng chỉ đạo và các định hướng đường lối cho toàn bộ quá trình quy định tội phạm và hình phạt, áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
Đối với Luật dân sự:
Luật dân sự có đối tượng điều chỉnh bao gồm các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ, có đền bù giá trị tuân theo quy luật giá trị của nền kinh tế sản xuất hàng hóa và một số quan hệ nhân thân.
Chính đặc điểm đặc thù của nhóm quan hệ đó do luật dân sự điều chỉnh đã giúp cho nhà làm luật xác định rõ nguyên tắc dân sự.
Vậy, nguyên tắc đó là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện trong pháp luật dân sự, đồng thời là việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng thông qua một hay nhiều quy phạm hoặc chế định của nó.
Đối với Luật hành chính:
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước
+ Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan hành chính trong việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước; Ví dụ: Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện ngay các biện pháp giãn cách xã hội nhằm khắc phục sự lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng.
+ Quan hệ phát sinh trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng, quản lý chế độ công tác nội bộ. Ví dụ: Chánh án tòa án nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
+ Quan hệ hình thành trong quá trình các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện một số hoạt động quản lý hành chính Nhà nước theo pháp luật quy định. Ví dụ: Đội cảnh sát cơ động được giao nhiệm vụ bảo vệ trật tự, an ninh trong quá trình diễn ra Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.
Do đó, xét trên góc độ Luật hành chính, nguyên tắc của ngành luật này là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những định hướng chủ đạo, cơ bản làm cơ sở để tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
3. Phân biệt giữa nguyên lý và nguyên tắc:
*) Nguyên lý:
Nguyên lý là những luận điểm xuất phát tư tưởng chủ đạo của một học thuyết lý luận mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh.
Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn- nhận thức lâu dài của con người. Nó vừa là cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức lý giải- tiên đốn và cải tạo thế giới.
Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học công lý, tiên đề, quy luật nền tảng và nguyên lý của triết học.
Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản. Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
*) Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc.
– Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng. Nghĩa là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.
4. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại hoặc được áp dụng trong hợp đồng đại lý phân phối. Nó thực chất là một cách gọi cụ thể tương tự như “hợp đồng kinh tế”. Về bản chất, đây là một loại hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên, là cơ sở để chuyển nhượng và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên, theo
Ngày nay hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, nhưng không cố định trong bất kỳ lĩnh vực nào. Như tên gọi của nó, hợp đồng này chính là một quy tắc thực nghiệm chi phối các mối quan hệ giữa các bên. Đây thường chỉ là những thỏa thuận dành cho hành vi của các bên. Sau khi kết thúc việc ký kết hợp đồng nguyên tắc các bên sẽ ký kết một số hợp đồng hoặc
*) Các nội dung cơ bản có trong hợp đồng nguyên tắc:
– Điều khoản định nghĩa;
– Chủ thể của hợp đồng;
– Đối tượng chính trong hợp đồng;
– Số lượng và chất lượng;
– Giá cả, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Trách nhiệm của các bên nếu như vi phạm hợp đồng;
– Phương pháp giải quyết tranh chấp;
– Cam kết chung.
Các đối tượng thường sử dụng hợp đồng nguyên tắc khi thỏa thuận chung đã được tìm thấy, nhưng hàng hóa/ dịch vụ chưa được xác định, hàng hóa/ dịch vụ không muốn cụ thể hóa hoặc các bên xác định ý định ký kết các thỏa thuận đó trong một thời gian nhất định mà không muốn ký nhiều hợp đồng nhỏ.
Mặc dù chỉ bao gồm các nguyên tắc cơ bản, nhưng hợp đồng nguyên tắc cũng là hợp đồng, càn phải tôn trọng các điều kiện của hợp đồng dân sự nói riêng và giao dịch dân sự nói chung, bên cạnh vấn đề này hợp đồng nguyên tắc cũng được điều chỉnh bởi quy tắc pháp lý chuyên ngành tùy thuộc vào lĩnh vực tiến hành ký kết hợp đồng.
Sử dụng tên “hợp đồng nguyên tắc”, “hợp đồng kinh tế” hoặc “
Trong giai đoạn tiến hành đàm phán hợp động chính chữ ký của các hợp đồng nguyên tắc luôn được định hướng một cách rõ ràng, các chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận thống nhất. Do đó, thông qua hợp đồng nguyên tắc các bên có thể dựa vào đó để tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế chính thức hay cũng có thể thêm phần phụ lục vào hợp đồng nguyên tắc một cách dễ dàng.
Khi ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ có tác dụng thay thế chức năng của bản hợp đồng chính nếu như 2 bên không chỉ định khối lượng hàng hóa/ dịch vụ trao đổi một cách cụ thể, rõ ràng hoặc giúp các bên có thể ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian cố định mà không cần phải ký kết quá nhiều hợp đồng khác.
Kết luận: Quy tắc và nguyên tắc là hai cụm từ được sử dụng khá thường xuyên và phổ biến trong cuộc sống, vì vậy việc phân định rõ nguyên tắc và quy tắc giúp cho việc áp dụng một cách chính xác và hiệu quả hơn.