Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Quy tắc xây dựng đảm bảo an toàn cho bất động sản liền kề

Tư vấn pháp luật

Quy tắc xây dựng đảm bảo an toàn cho bất động sản liền kề

  • 10/02/202110/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    10/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quy tắc xây dựng đảm bảo an toàn cho bất động sản liền kề. Đào ao, gây ảnh hưởng bất động sản xử lý thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Nhà tôi đang là nhà hai gác ma nhà bên cạnh đào ao sát cạnh. Nhà tôi làm trước ,vậy tôi có thể yêu cầu họ ngưng hoặc kè được không. Vì nhà to mức độ nén nặng gây ảnh hưởng sau này ví dụ như sạt lở. Họ có vi phạm gì không! Cảm ơn?

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

    – “Bộ luật dân sự 2015”;

    – Thông tư 02/2014/TT-BXD;

    – Nghị định 121/2013/NĐ-CP;

    – Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.

    2. Luật sư tư vấn:

    Căn cứ vào Điều 267 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng:

    “Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

    1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

    2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.”

     Điều 268 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề:

    “Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

    Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường.”.

    Như vậy, người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Vì vậy, nếu khi đào ao thì chủ sở hữu của cái ao đó phải đào cách mốc giới một khoảng cách theo quy định của pháp luật về xây dựng quy định, nếu có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề thì chủ sở hữu cái ao đó phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, cho ngừng ngay việc xây dựng, sữa chữa hoặc lấp theo yêu cầu của bạn, nếu gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu cái ao phải bồi thường.

    Quy-tac-xay-dung-dam-bao-an-toan-cho-bat-dong-san-lien-ke

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568

    Nếu mà vẫn cố tình xây dựng trái quy định của quy định chi tiết về thiết kế đô thị của chính quyền địa phương (nếu có) và hướng dẫn của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, về bố cục công trình, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ mà gây thiệt hại cho công trình lân cận thì chủ sở hữu cái ao đó sẽ bị xử lý theo quy định của Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD:

    “1. Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục...”.

     Cụ thể như:

    + Chủ sở hữu cái ao bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: “2. Xử phạt hành vi thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận, công trình hạ tầng kỹ thuật như sau:

    a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn hoặc công trình xây dựng khác trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.” .

    + Nếu đã có thiệt hại xảy ra thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 180/2007/NĐ-CP : Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì  chủ sở hữu cái ao phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

    Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bất động sản

    Bất động sản liền kề

    Động sản

    Quy tắc


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Nhà liền kề có chung tường không? Có chung móng không?

    Nhà liền kề là mô hình xây dựng nhà ở khá phổ biến hiện nay trên thị trường bất động sản bởi ưu điểm mang lại cũng rất nhiều. Vậy xây dựng nhà liền kề có chung tường không? Có chung móng không?

    Làm gì khi xây nhà hàng xóm không cho bắt giàn giáo trát tường?

    Hiện nay, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay tại các vùng nông thôn thì việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa không khó để bắt gặp tình trạng hàng xóm không cho bắt giàn giáo trát tường gây ảnh hưởng đến quá trình thi công, xây dựng của chủ nhà. Vậy, làm gì khi xây nhà hàng xóm không cho bắt giàn giáo trát tường?

    Cổ phiếu bất động sản là gì? Các mã chứng khoán BĐS tốt?

    Cổ phiếu là một thị trường đầu tư khá mạo hiểm. Để tham gia và thu được lợi nhuận ở môi trường này, các nhà đầu tư cần tìm hiểu: Cổ phiếu bất động sản là gì? Các mã chứng khoán BĐS tốt?

    Bất động sản là gì? Phân biệt giữa bất động sản và động sản?

    Bất động sản là gì? Phân biệt giữa bất động sản và động sản? Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh?

    Bất động sản là gì? Phân loại và đặc điểm của bất động sản?

    Bất động sản là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Phân loại bất động sản? Đặc điểm cơ bản của bất động sản? Các quy định pháp luật liên quan?

    Bất động sản là gì? Động sản là gì? Bất động sản và động sản khác nhau như thế nào?

    Bất động sản là gì? Động sản là gì? Bất động sản và động sản khác nhau như thế nào? Quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản?

    Bất động sản và động sản là gì? Ý nghĩa việc phân biệt tài sản và bất động sản?

    Bất động sản và động sản là gì? Phân biệt giữa động sản và bất động sản? Ý nghĩa việc phân biệt tài sản và bất động sản?

    Động sản có thể chuyển sang bất động sản và ngược lại không?

    Quy định về động sản và bất động sản? Động sản có thể chuyển sang bất động sản và ngược lại không?

    Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng

    Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì?  Đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 10001:2018? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 10001:2018?

    Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

    Khái quát chung về công chứng? Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ