Quỹ phòng chống thiên tai là gì? Ai bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai?Đối tượng nào được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai? Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Quỹ phòng chống thiên tai là gì?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường, khi thiên tai xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cũng như môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, ngập lụt, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Khi thiên tai xảy ra thì cần có những chính sách hỗ trợ Nguồn tài chính của phòng chống thiên tai là Ngân sách nhà nước, quỹ phòng, chống thiên tai, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
Tại Điều 3 nghị định 78/2021/NĐ-CP thì Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước không bao gồm ngân sách nhà nước và không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Quỹ phòng chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ phòng chống thiên tai có tên giao quốc tế của Quỹ trung ương là: Vietnam Disaster Management Fund, viết tắt là VNDMF. Quỹ phòng chống thiên tai do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Mỗi tỉnh sẽ thành lập một quỹ phòng chống thiên tai riêng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý.
Quỹ phòng chống thiên tai bao gồm: Quỹ phòng chống thiên tai của trung ương (quỹ trung ương) và quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh (quỹ cấp tỉnh). Quỹ trung ương có trách nhiệm điều tiết nguồn kinh phí cho quỹ cấp tỉnh và hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc quản lý cũng như sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ trung ương điều tiết cho Quỹ cấp tỉnh. Quỹ cấp tỉnh sẽ tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản điều tiết từ quỹ trung ương và chuyển kinh phí cho Quỹ trung ương cũng như chịu sự giám sát của Quỹ trung ương đối với nguồn tài chính do Quỹ trung ương hỗ trợ. Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ cấp tỉnh cho cơ quan quản lý Quỹ trung ương để tổng hợp.
Quỹ phòng, chống thiên tai hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quỹ phòng chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động như cứu trợ khẩn cấp về lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho những đối tượng chịu thiệt hại của thiên tai, ngoài ra còn hỗ trợ tu sửa nhà, cơ sở y tế, trường học cũng như xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.
Quỹ phòng chống thiên tai khi được quản lý và sử dụng phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả nhất.
2. Ai bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai?
Quỹ phòng chống thiên tai khác với ngân sách nhà nước và nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân
Nguồn tài chính của Quỹ phòng chống thiên tai trung ương bao gồm:
+ Các khoản hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cũng như của các quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý được điều tiết lên tuyết trung ương
+ Các đóng góp của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài tại địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật là những đối tượng phải đóng góp bắt buộc vào quỹ phòng chống thiên tai
+ Các nguồn hợp pháp khác.
Như vậy những đối tượng bắt buộc phải đóng quỹ phòng chống thiên tai là các tổ chức kinh tế, trong nước và nước ngoài và công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động
3. Đối tượng nào được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai?
3.1. Đối tượng được miễn giảm đóng góp quỹ phòng chống thiên tai:
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang đang hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
– Sinh viên, học sinh đang theo học tập trung, dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
– Người khuyết tật hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
– Người đang trong giai đoạn thất nghiệp hoặc không có việc làm từ 6 tháng trong 1 năm trở lên.
– Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
– Thành viên hộ gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo; thành viên hộ gia đình ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo các
– Thành viên hộ gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.
– Hợp tác xã không có nguồn thu.
– Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn trong năm bị thiệt hại do thiên tai gây ra về tài sản, nhà xưởng, thiết bị khi phải tu sửa, mua sắm với giá trị lớn hơn hai phần vạn (0,02%) tổng giá trị tài sản của tổ chức hoặc phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 05 ngày liên tục trở lên có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp danh sách các đối tượng nêu trên
3.2. Đối tượng được giảm, tạm hoãn đóng góp quỹ phòng chống thiên tai:
– Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
– Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
– Đối với tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì được xem xét giảm cũng như tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh. Mức giảm đóng góp quỹ tương ứng mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do cơ quan Thuế công bố hàng năm.
Những đối tượng nêu trên sẽ được tạm hoãn đóng góp quỹ cấp tỉnh từ 06 tháng đến 01 năm. Việc xét miễn, giảm hoặc tạm hoãn đóng góp Quỹ cấp tỉnh của địa phương được tiến hành mỗi năm một lần vào thời điểm giao chỉ tiêu kế hoạch thu Quỹ cấp tỉnh.
Trường hợp miễn, giảm, tạm hoãn do thiệt hại thiên tai, dịch bệnh thì các tổ chức, cá nhân phải báo cáo thiệt hại và đề xuất chính quyền địa phương để tổng hợp danh sách sau đó gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn, giảm, tạm hoãn.
Nếu đối tượng đã đóng góp tiền nộp vào Quỹ cấp tỉnh sau đó được xét miễn, giảm, tạm hoãn thì số tiền đã nộp sẽ được trừ vào số tiền đóng góp của năm sau.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách các đối tượng được miễn giảm hoặc tạm hoãn đóng quỹ phòng chống thiên tai
4. Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai là bao nhiêu?
STT | Đối tượng đóng góp | Mức đóng |
1 | Tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn | Mức đóng bằng 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo |
2 | Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang | Mức đóng bằng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng. |
3 | Người lao động làm việc theo | Mức đóng bằng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. |
4 | Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp | Phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất và mức đóng đóng bằng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. |
5 | Người lao động khác | Mức đóng góp 10.000 đồng/người/năm. |
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 78/2021/NĐ-CP nghị định về thành và quản lý quỹ phòng, chống thiên tai