Ủy thác thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự là gì? Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa của uỷ thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự là một trong những quy định nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác minh sự thật khách quan của vụ việc, giải quyết đúng đắn theo quy định của pháp luật để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?
Pháp luật dân sự không có khái niệm cụ thể về Uỷ thác thu thập chứng cứ tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đây là biện pháp thu thập chứng cứ do Toà án ra quyết định nhằm thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Toà án ủy thác thông qua Toà án, cơ quan được ủy thác lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự
2. Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Theo quy định của
” Điều 105. Ủy thác thu thập chứng cứ
1. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.
3. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.
4. Trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.
5. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Tòa án giải quyết vụ án trên cơ sở chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc dân sự.”
Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy hồ sơ có hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ thường có thời gian giải quyết vụ án kéo dài. Bên cạnh những khó khăn do nguyên nhân khách quan, bản thân biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án được ủy thác cần áp dụng, còn có nguyên nhân khác được xem là nguyên nhân chủ yếu, đó là, Tòa án được ủy thác xem việc ủy thác là công việc của Tòa án khác nên ít quan tâm thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không đến nơi đến chốn. Thậm chí, có những vụ án phải ủy thác nhiều lần. Mặc dù,
Trên thực tế có những trường hợp không thực hiện được việc uỷ thác và những trường hợp này phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho Tòa án đã ra quyết định uỷ thác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này. Ngoài ra, theo Điều 11
– Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ, thì Tòa án đang thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự lập hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ và gửi tới Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ. Căn cứ nội dung yêu cầu thực hiện ủy thác, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác xem xét, quyết định thực hiện yêu cầu ủy thác.
” Hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ phải có các văn bản sau đây:
+, Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ phải có các nội dung quy định và theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP;
+, Bản sao các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có). Bản sao các tài liệu, chứng cứ phải có chữ ký xác nhận của Thẩm phán và đóng dấu Tòa án”.
– Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ và thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ được thực hiện như sau:
+, Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ phải vào sổ thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ và tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ đó theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại
+, Trong quá trình thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ mà có nội dung yêu cầu thu thập chứng cứ chưa rõ, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi văn bản yêu cầu Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ bổ sung hoặc làm rõ nội dung đó. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ phải gửi văn bản bổ sung, làm rõ yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ.
+, Trường hợp Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ không trả lời và xét thấy những nội dung yêu cầu không được làm rõ hay bổ sung cho nên việc thực hiện ủy thác sẽ không thực hiện được, thì Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác thu thập chứng cứ gửi trả lại hồ sơ ủy thác thu thập chứng cứ cho Tòa án ủy thác và nêu rõ lý do không thực hiện được việc ủy thác đó.
– Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong ủy thác thu thập chứng cứ, hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 105 Bộ luât tố tụng dân sự 2015 Tòa án, cơ quan thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ gửi kết quả thực hiện ủy thác cho Tòa án ủy thác thu thập chứng cứ.
Kết luận: như chúng tôi đã đưa ra nội dung như trên đây thì khi Ủy thác thu thập chứng cứ phải thực hiện đúng quy định và trình tự thủ tục trong tố tụng dân sự quy định.
3. Ý nghĩa của uỷ thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Qua bài viết chúng tôi phân tích nhu trên có thể thấy được ý nghĩa của ủy thác thu thập chứng cứ, theo đó việc đảm bảo thực hiện tốt việc uỷ thác thu thập chứng cứ có ý nghĩa và vai trò như giúp Toà án làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ việc dân sự và có thể là chứng minh các tình tiết có hay không có, tồn tại hay không tồn tại sự kiện, tình tiết hay có thể là giúp Toà án giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì ngoài những ý nghĩa đã nêu như trên thì việc uy thác thu thập chứng cứ là biện pháp thu thập chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp Tòa án ủy thác có được tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà hoạt động thu thập phải thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ của Tòa án ủy thác thông qua Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được ủy thác. Do quy định của pháp luật tố tụng dân sự về ủy thác thu thập chứng cứ còn những vướng mắc, bất cập; chưa có chế tài đối với Tòa án được ủy thác do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu ủy thác làm ảnh hưởng đến việc ủy thác thu thập chứng cứ trên thực tế, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.