Quy định về trả hồ sơ điều tra bổ sung tại giai đoạn xét xử. Căn cứ, thẩm quyền, thủ tục, số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên tòa. Hậu quả pháp lý trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên tòa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền, thủ tục, số lần, thời hạn trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
- 2 2. Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
- 3 3. Căn cứ, thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên tòa:
- 4 4. Thủ tục, số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX tại phiên tòa:
- 5 5. Hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử:
1. Thẩm quyền, thủ tục, số lần, thời hạn trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
Thứ nhất, về thẩm quyền: Căn cứ khoản 1 Điều 280 BLTTHS, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa là người có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ bổ sung cho VKS. Nội dung yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ trong quyết định điều tra.
Thứ hai, về thủ tục trả hồ sơ: Trước tiên, trong sơ, nếu phát hiện một trong các căn cứ để trả hồ sơ bổ sung thì Thẩm phán phải trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục mà không cần trả hồ sơ. Nếu Kiểm sát viên phát hiện căn cứ trả hồ sơ thì có văn bản đề nghị
Thứ ba, về số lần Tòa án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung: Theo quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp Tòa án trả hồ sơ thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng, đồng thời Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung 01 lần và HĐXX được trả hồ sơ điều tra bổ sung 01 lần.
Thứ tư, về thời hạn điều tra bổ sung: Theo khoản 2 Điều 174 BLTTHS năm 2015, trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng, tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ và yêu cầu điều tra. Vấn đề đặt ra ở đây là luật không có quy định thời hạn VKS chuyển hồ sơ và quyết định điều tra bổ sung cho CQĐT bởi Tòa án trả hồ sơ cho VKS chứ không trả trực tiếp cho cơ quan điều tra. Liên quan đến vấn đề này, Thông tư liên tịch số 02/2017 đã có quy định hướng dẫn tuy nhiên cũng mới dừng lại ở quy định chung chung là “VKS ra quyết định chuyển ngay cho cơ quan điều tra…”. Vậy, “ngay” là bao lâu hiện nay vẫn chưa được giải thích cụ thể.
2. Căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:
Theo Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì có 4 căn cứ để Tòa án trả hồ sơ cho VKS để yêu cầu điều tra bổ sung, cụ thể:
Thứ nhất, khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong số những vấn đề được quy định tại Điều 85 BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được. Theo khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP thì chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 280 BLTTHS là chứng cứ dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều 441 của BLTTHS mà nếu thiếu những chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Các chứng cứ để chứng minh: có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm, những tình tiết khác của hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; có năng lực trách nhiệm hình sự không; mục đích, động cơ phạm tội; có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; nguyên nhân và điều kiện phạm tội; những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; xác định tuổi đối với người dưới 18 tuổi; vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong đồng phạm, phạm tội có tổ chức; xác định trách nhiệm dân sự của từng bị cáo và chứng minh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Thứ hai, khi có căn cứ cho rằng bị can hoặc bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm. Theo đó, có hai trường hợp có thể xảy ra:
– VKS đã truy tố bị can về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ lại cho thấy hành vi của bị can, bị cáo đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác.
– Ngoài hành vi phạm tội mà VKS đã truy tố, chứng cứ lại cho thấy còn có căn cứ để khởi tố bị can, bị cáo về một hay nhiều tội khác.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp bị can, bị cáo có thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm nhưng Tòa án không trả hồ sơ điều tra bổ sung, đó là:
Trường hợp VKS truy tố về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ lại cho thấy có thể xử bị can, bị cáo về một hay nhiều tội khác tương ứng bằng hoặc nhẹ hơn, xử ít tội hơn số tội mà VKS truy tố.
Đã có quyết định tách vụ án hoặc có căn cứ để tách vụ án nếu xét thấy việc tách vụ án đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án (khoản 2 Điều 242 BLTTHS năm 2015).
Thứ ba, khi có căn cứ cho rằng còn đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Thứ tư, khi việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Có thể hiểu, “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định, do đó xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án (khoản 1 Điều 4 thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC-BCA-TANDTC). Các trường hợp cụ thể được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được liệt kê trong khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC_BCA-BQP.
Ngoài ra, Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BQP về quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn quy định một số trường hợp Tòa án không trả hồ để điều tra bổ sung theo quy định tại:
– Trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có thể xét xử bị can hoặc bị cáo về một hay nhiều tội tương ứng bằng hay nhẹ hơn hoặc có thể xét xử bị can hoặc bị cáo ít tội hơn số tội mà Viện kiểm sát truy tố,
– Đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết định tách vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhưng có căn cứ để tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Đã yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 284 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Căn cứ, thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên tòa:
Hiện nay, pháp luật TTHS vẫn chưa có quy định cụ thể về căn cứ cũng như thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 326 BLTTHS lại quy định rằng khi kết thúc nghị án, HĐXX phải quyết định một trong số các vấn đề luật định, trong đó có vấn đề “Trả hồ sơ vụ án để VKS điều tra bổ sung; yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ”. Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm, khi xét thấy có một trong các trường hợp cần trả hồ sơ điều tra bổ sung như giai đoạn chuẩn bị xét xử, HĐXX hoàn toàn có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
4. Thủ tục, số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX tại phiên tòa:
– Về thủ tục trả hồ sơ: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2017 thì việc trả hồ sơ phải lập thành văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền và ghi rõ nội dung cần điều tra bổ sung, những vi phạm thủ tục tố tụng cần khắc phục. Sau khi nhận được hồ sơ và quyết định trả hồ sơ của Tòa án, nếu xét thấy không thể tự bổ sung, VKS phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định trả hồ sơ của Tòa án không có căn cứ thì VKS gửi văn bản nêu rõ lý do và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án. Đối với cơ quan điều tra, sau khi nhận được hồ sơ phải tiến hành điều tra những nội dung trong quyết định. Sau khi kết thúc điều tra phải ra kết luận điều tra bổ sung. Tùy thuộc vào kết luận điều tra, VKS
Về số lần trả hồ sơ của HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm: Theo khoản 2 Điều 174 BLTTHS, HĐXX chỉ được trả hồ sơ điều tra một lần.
5. Hậu quả pháp lý của việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử:
Những trường hợp mà Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung có tính chất tương tự so với việc Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Tuy nhiên về hậu quả của việc trả hồ sơ lại có các trường hợp sau:
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và
Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó. Trường hợp Viện kiểm sát không thể bổ sung được thì vẫn giữ nguyên quyết định truy tố trước đó và Tòa án tiến hành xét xử.
Nếu xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thể tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ bị thiếu. Nếu không tự mình điều tra được thì Viện kiểm sát chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Nếu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.