Tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người có là một trong những vấn đề được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Dưới đây là bài phân tích về quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người.
Mục lục bài viết
1. Tại sao cần phải đưa ra tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân đầu người?
Dân số ngày càng gia tăng, xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển. Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề nhà ở cho người dân.
Thực tế, người dân thường hướng tới việc tìm đến những địa điểm có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ để sinh sống và làm việc. Trước sức ép về tình hình dân số và vấn đề nhà ở, Nhà nước đã đưa ra những biện pháp điều chỉnh bằng những quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người.
Nếu không đưa ra quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người, sẽ gây ra tình trạng mất thăng bằng về chỗ ở. Theo đó, mật độ dân số sẽ tập trung tại một điểm, một cụm (tại đó có tiềm lực về kinh tế), trong khi những khu vực khác lại có mật độ dân cư thưa thớt. Kéo theo là hệ lụy liên quan đến sự phát triển không đồng đều. Những nơi có mật độ dân số đông sẽ phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, những nơi có mật độ dân số thưa thớt sẽ kém phát triển.
Tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân đầu người giúp Nhà nước quản lý được hoạt động dân cư, tình hình kinh tế xã hội một cách xác thực và cụ thể hơn. Bởi lẽ, Nhà nước sẽ quản lý, giám sát được hoạt động sinh sống, làm việc của người dân theo cơ cấu tỷ lệ nhà ở bình quân đầu người. Nếu có vấn đề sai phạm xảy ra, Nhà nước sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời.
Tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân đầu người giúp hạn chế đến mức tối đa những tranh chấp, mâu thuẫn về vấn đề nhà ở, hay những hệ lụy xã hội liên quan có thể xảy ra.
2. Quy định về tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người:
Đưa ra những tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người giúp công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền đạt hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người tại nước ta được tuân thủ và chấp hành theo
– Thứ nhất, cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương đó không phải xem xét, phê duyệt lại chỉ tiêu về dân số và quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng của dự án trong trường hợp điều chỉnh cơ cấu căn hộ trong dự án nhà ở thương mại và dự án chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội mà không thay đổi tổng diện tích sàn xây dựng nhà ở theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bởi lẽ, thông thường, khi thay đổi cơ cấu nhà ở mà làm thay đổi số lượng, diện tích nhà ở thì chủ đầu tư, cá nhân chịu trách nhiệm liên quan phải tiến hành phải
– Thứ hai, trong trường hợp điều chỉnh cơ cấu căn hộ trong dự án nhà ở thương mại và dự án chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nhưng có sự thay đổi tổng diện tích sàn xây dựng công trình nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng của dự án.
Công văn cũng nêu rõ, chỉ tiêu dân số trong công trình nhà ở được tính bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người. Tức bình quân diện tích nhà ở mà Nhà nước đưa ra là 25m2 sàn sử dụng/ người. Nếu dân số sau khi điều chỉnh không vượt quá 1,5 lần dân số theo quy hoạch cũ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải điều chỉnh chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được phê duyệt. Ngược lại, nếu sau khi điều chỉnh, dân số vượt quá 1,5 lần dân số theo quy hoạch cũ thì sẽ phải điều chỉnh chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
– Thứ ba, trong trường hợp các dự án phát triển nhà ở mới (nhà ở thương mại và nhà ở xã hội) thì é được áp dụng bình quân 25m2 sàn sử dụng của căn hộ/người.
Như vậy, theo những quy định trên, tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người mà Nhà nước đưa ra là 25m2 sàn sử dụng căn hộ/ người. Mức tiêu chuẩn mà Nhà nước đưa ra là dựa trên sự kiểm tra, khảo sát và xem xét thực tiễn tình hình xã hội. Nhà nước thấy rằng mức bình quân nhà ở trên đầu người là đảm bảo tính ổn định về tình hình dân số; sự ổn định trong đời sống dân cư, cũng như mặt bằng phát triển chung của toàn xã hội, tránh những tình trạng mất trật tự an toàn xã hội xảy ra.
3. Mục tiêu tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người mà Nhà nước ta hướng đến:
Sự biến chuyển ngày càng mạnh mẽ của điều kiện kinh tế xã hội đã đặt ra cho cơ quan Nhà nước dấu hỏi lớn về hướng giải quyết về vấn đề tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao, kéo theo đó là những nhu cầu thay đổi nhà ở của người dân.
Hiện nay, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là trách nhiệm hàng đầu mà cơ quan chức năng có thẩm quyền thương tiến hành thực hiện. Để hướng tới mục tiêu phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 có nội dung như sau:
– Đến năm 2025, Nhà nước đặt ra chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người. Theo đó, ở loại hình nông thôn và đô thị có sự khác biệt nhất định với nhau. Cụ thể, diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28 m2 sàn/người. Ở khu vực nông thôn, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 26 m2 sàn/người.
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người mà Nhà nước muốn hướng tới trong năm 2025 có dấu hiệu ra tăng về diện tích sàn sử dụng. Nếu hiện tại, diện tích sàn sử dụng chỉ là 25m2/ người, thì đến năm 2025, diện tích sàn sử dụng mà Nhà nước muốn hướng đến là 27m2/ người. Đây được xem là bước chuyển mình đầu tiên trong định hướng, mục tiêu thay đổi tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người mà Nhà nước ta hướng đến.
– Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người. Tại khu vực đô thị, diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 32 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn, diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đạt 28 m2 sàn/người.
Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người mà Nhà nước ta hướng tới tiếp tục lại có sự chuyển đổi theo hướng tăng lên. Từ 27m2 sàn sử dụng/ người, đến năm 2030, Nhà nước hướng tới mục tiêu tiêu chuẩn diện tích bình quân nhà ở trên đầu người đạt tới ngưỡng 30m2/ người.
Như vậy, có thể thấy, mục tiêu mà Nhà nước hướng đến là tăng diện tích bình quân nhà ở trên đầu người theo từng giai đoạn. Mục tiêu mà Nhà nước hướng tới nhằm đáp ứng được những mục đích cụ thể như sau:
+ Tiêu chuẩn về diện tích bình quân trên đầu người giúp hạn chế đến mức tối đa những áp lực về vấn đề dân số, Nhà ở. Đặc biệt là tại các thành phố lớn.
+ Các tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân trên đầu người mà Nhà nước đưa ra giúp người dân có một môi trường phát triển ổn định và toàn diện nhất, tránh tình trạng “xô bồ”. Đồng thời, nó góp phần tạo nên sự công bằng, đồng đều dưới hai khu vực thành thị và nông thôn.
+ Khi các tiêu chuẩn này được đáp ứng, sẽ góp phần làm ổn định trật tự an toàn xã hội, xây dựng nên một xã hội văn minh.
+ Hơn hết, mục đích mà Nhà nước hướng đến khi đưa ra mục tiêu tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân đầu người, là hướng tới việc phát triển Nhà nước toàn diện, đồng đều cả ở thành thị lẫn nông thôn, tránh tình trạng mất thăng bằng về kinh tế, cũng như lợi ích phát triển của con người. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng công nghiệp, đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển lên thành nước phát triển của Nhà nước ta.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021; Công văn 1245/BXD-KHCN.