Hiện nay, Nhà nước ban hành Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công đoàn cơ sở?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn năm 2012, công đoàn cơ sở được hiểu là tổ chức cơ sở của Công đoàn, trong đó tập hợp các đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật cũng như theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam.
2. Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở:
2.1. Các nguồn thu tài chính của công đoàn:
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ, nguồn thu tài chính công đoàn bao gồm:
* Thu đoàn phí công đoàn:
– Đoàn phí công đoàn sẽ do đoàn viên đóng.
– Phương thức thực hiện đóng đoàn phí công đoàn.
* Thu kinh phí công đoàn:
– Kinh phí công đoàn sẽ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng theo quy định của Pháp luật và Quyết định của Tổng Liên đoàn.
– Phương thức thu kinh phí công đoàn thực hiện như sau:
+ Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:
Trường hợp này thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương thu đối với những đơn vị do mình quản lý trực tiếp.
Sau đó thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện.
Thực hiện thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
+ Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp tiến hành thu.
Thực hiện phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu.
Sau đó, thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
+ Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước thì phương thức thu kinh phí công đoàn sẽ do Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng.
* Thu khác:
– Các khoản kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt động công đoàn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho công đoàn cơ sở.
– Kinh phí thực hiện tổ chức các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi…
– Một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đoàn viên công đoàn.
– Các khoản hỗ trợ của cá nhân, tổ chức trong nước cho công đoàn cơ sở.
– Các khoản thu từ các hoạt động thể thao, thanh lý tài sản hay thu tiền gửi, cổ tức.
– Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế, dịch vụ của công đoàn cơ sở…
2.2. Sử dụng và phân bổ cho các khoản mục chi:
* Công đoàn cơ sở sử dụng mức thu như sau:
+ 75% số thu kinh phí công đoàn.
+ 60% số thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
+ 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
* Cách phân bổ nguồn thu công đoàn được thực hiện như sau:
– Khoản đoàn phí công đoàn cơ sở:
+ Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp cán bộ công đoàn: chi tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi khoản để thực hiện thăm hỏi đoàn viên công đoàn: khoản chi tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Các khoản chi khác: tối đa là 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
– Khoản kinh phí công đoàn cơ sở:
+ Chi để thực hiện chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động: chi tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi cho việc thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động: chi tối đa là 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi cho công tác quản lý hành chính: 15% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
2.3. Chi tài chính tại công đoàn cơ sở:
Theo quy định tại Khoản 6 Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ, chi tài chính trong công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:
Thứ nhất, chi cho việc trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động:
– Chi cho các hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
– Chi trong các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.
– Chi cho việc thăm hỏi, trợ cấp.
– Chi trong việc động viên, khen thưởng.
– Chi cho công tác đào tạo.
– Chi cho hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên cũng như người lao động.
– Chi có việc phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
– Chi cho việc tổ chức phong trào thi đua.
– Chi cho tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
– Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.
– Chi cho đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, bao gồm: khánh tiết, in tài liệu, nước uống, các hội nghị,…
Thứ hai, chi cho việc thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên cũng như người lao động:
– Thực hiện chi tuyên truyền và vận động:
+ Chi cho hoạt động mua sách, báo, các ấn phẩm,…
+ Chi cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật chung và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Chi cho việc mua giấy, bút cũng như thù lao cho các hoạt động tuyên truyền.
– Chi cho việc phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở ngày càng vững mạnh:
+ Các hoạt động cần chi như giới thiệu, tuyên truyền về tổ chức công đoàn.
+ Chi cho đoàn viên công đoàn nếu như làm ngoài giờ.
+ Chi cho việc tổ chức kết nạp đoàn viên, thành lập ra mắt công đoàn cơ sở, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc vận động thành lập công đoàn cơ sở.
+ Thực hiện chi cho các hoạt động xây dựng công đoàn.
+ Thực hiện chi cho các hoạt động đánh giá phân loại đoàn viên hay thực hiện phân loại công đoàn bộ phận, các tổ công đoàn.
+ Thực hiện chi cho việc bồi dưỡng công đoàn bộ phận.
– Chi trong hoạt động tổ chức phong trào thi đua:
+ Chi cho các hoạt động trong hội nghị sơ kết, tổng kết thi đua và thực hiện khen thưởng các cá nhân cũng như tập thể có thành tích tốt.
+ Chi trong hoạt động gặp mặt để biểu dương cá cá nhân, tập thể có khả năng tiên tiến, có thành tích xuất sắc.
+ Chi cho hoạt động tổ chức hội thi cán bộ công đoàn giỏi.
– Chi cho các hoạt động tổ chức chức hoạt động văn hóa, thể thao:
+ Chi trong các hoạt động thực hiện các phong trào xây dựng đơn vị văn hóa.
+ Chi cho hoạt động xây dựng phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Chi cho hoạt động khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.
+ Chi các hoạt động mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
+ Chi cho các hoạt động bồi dưỡng đến vận động viên, diễn viên tham gia các hội diễn văn nghệ, hay thi đấu thể thao.
– Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới và bình đẳng giới:
+ Chi các hoạt động về tuyên truyền giới, bình đẳng giới cũng như các hoạt động về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình hoặc phòng chống bạo lực gia đình.
+ Chi trong các hoạt động mua thiết bị, đồ dùng mẫu giáo, nhà trẻ tại các đơn vị.
+ Chi trong các tổ chức hoạt động vào các ngày như mùng 8 tháng 3 (ngày Quốc tế phụ nữ); ngày 20 tháng 10 (ngày phụ nữ Việt Nam); ngày 28 tháng 6 (ngày Gia đình Việt Nam); ngày 20 tháng 3 (ngày Quốc tế Hạnh phúc);…
– Chi cho việc quản lý hành chính:
+ Chi cho việc mua văn phòng phẩm, tài sản hoặc các dụng cụ làm việc hoặc sửa chữa văn phòng làm việc của công đoàn cũng như các công tác phí,…
+ Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận.
– Chi cho việc chi trả lương, phụ cấp cũng như các khoản khác:
+ Các khoản lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương của công đoàn cơ sở thực hiện theo quyết định.
– Các khoản chi khác:
bao gồm cho việc chi phối hợp hoạt động với các Tổ chức Chính trị – Xã hội khác…
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở