Mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn mới nhất

Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn được sử dụng trong trường hợp Công đoàn cơ sở đề nghị bổ sung các Ủy viên ban chấp hành hoặc là bầu bổ sung các chức danh khác của Ban chấp hành Công đoàn ví dụ như chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch và từ đó họ có đầy đủ tư cách pháp nhân để có thể ổn định đi vào việc hoạt động các quyền và nghĩa vụ theo quy định. Vậy mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn mới nhất như thế nào?

1. Mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn mới nhất:

Liên Đoàn Lao Động….(1)                               Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Công Đoàn Cơ Sở…..(2)                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …../TTr-CĐCS                                                                                       ….ngày……tháng….năm…

TỜ TRÌNH
Về việc chuẩn y bầu bổ sung Ban chấp hành Công đoàn Cơ sở

Nhiệm kỳ …… – ………(3)

Kính gửi: Liên đoàn Lao động Quận/Huyện ……..(4)………..

– Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa……(5).
– Căn cứ vào kết quả bầu bổ sung Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (Uỷ viên Ban chấp hành, chức danh Phó Chủ tịch và Chủ tịch) Công đoàn cơ sở ………………….. ngày ….. / ….. / ……

Ban Chấp hành CĐCS ……………………………… kính đề nghị ban Thường vụ Liên đoàn lao động quận/huyện ……………………. chuẩn y bổ sung Ban chấp hành Công đoàn (Uỷ viên Ban chấp hành, chức danh Phó Chủ tịch và Chủ tịch) Công đoàn cơ sở ……………………………. cho các đồng chí có tên sau đây:

Đồng chí:……………………………….: Chủ tịch Công đoàn cơ sở
Đồng chí:……………………………….: Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở
Đồng chí:……………………………….: Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ………………………………….. rất mong được sự chấp thuận của Liên đoàn Lao động quận/huyện để các đồng chí có đủ tư cách pháp nhân và hoàn thành công việc được giao./.

Nơi nhận:                                                                                                        TM. Ban Chấp Hành

– Như trên;                                                                                                              Chủ Tịch

– Lưu: CĐCS

Hướng dẫn:

(1) Tên Liên đoàn lao động. Ví dụ Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội

(2) Tên công đoàn cơ sở.

(3) Số nhiệm kỳ của Đại hội công đoàn. Ví dụ Nhiệm kỳ ….-……

(4) Tên Liên đoàn lao động cấp quận/huyện. Ví dụ Liên đoàn lao động quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

(5) Tên số khoá công đoàn Việt Nam. Ví dụ Công đoàn Việt Nam khoá XII năm …..

2. Quy định về ban chấp hành công đoàn:

2.1. Công đoàn được hiểu như thế nào?

Tại Điều 1 của Luật Công đoàn 2012 quy định:

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì công đoàn bản chất chính là đại diện của giai cấp công nhân và có tính quần chúng, nó còn là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và có quan hệ hợp tác với Nhà nước, phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội khác nhằm mục đích chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho người lao động hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện và những người lao động là người Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2.2. Ban chấp hành công đoàn được hiểu như thế nào?

Ban Chấp hành Công đoàn chính là đại diện của đoàn viên và những người lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; là cơ quan đại diện nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

3. Hệ thống tổ chức công đoàn:

Tại điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định: Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Như vậy, trong hệ thống tổ chức công đoàn thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cấp cao nhất và hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm có 04 cấp. Cấp đầu tiên đó chính là cấp trung ương, tại cấp này chỉ có duy nhất tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Sau đó là cấp tỉnh, ngành trung ương, cấp này bao gồm có Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công đoàn ngành trung ương và tương đương. Cấp thứ ba là cấp trên trực tiếp cơ sở, tại cấp này bao gồm có liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên cơ sở khác. Cấp cuối cùng đó chính là cấp cơ sở, cấp này gồm có công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn cơ sở.

Cứ 05 năm thì Đại hội công đoàn các cấp sẽ diễn ra 01 lần (trừ trường hợp đặc biệt khác) do Ban chấp hành tổng Liên đoàn quyết định và tổ chức. Nhiệm vụ của Đại hội công đoàn như sau:

– Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ vừa qua;

– Đưa ra và thông qua quyết định phương hướng của nhiệm kỳ tới đồng thời đưa ra những nhiệm vụ của nhiệm kỳ sắp tới.

– Thảo luận và cùng đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

– Bầu cử ra ban chấp hành công đoàn và bầu cử ra những đại biểu tham gia dự đại hội công đoàn cấp trên.

– Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đối với hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp sẽ diễn ra nếu cấp trên trực tiếp đồng ý và xét thấy cần thiết. Nếu không thể tổ chức được thì có thể tổ chức hội nghị ban chấp hành công đoàn mở rộng trong trường hợp được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. Nhiệm vụ của những hội nghị này đó chính là:

– Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội đồng thời bổ sung các phương hướng nhiệm vụ và thông qua các chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.

– Bầu cử bổ sung ban chấp hành công đoàn và bầu ra đại biểu để đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).

Như vậy, việc bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn sẽ được diễn ra khi triển khai hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể công đoàn các cấp.

4. Nội dung của tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn:

Trong tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn bao gồm những nội dung như sau:

– Thông tin của Liên đoàn lao động và công đoàn cơ sở,

– Quốc hiệu và tiêu ngữ

– Tên tiêu đề của tờ trình. Ví dụ Tờ trình về việc chuẩn y bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn cơ sở nhiệm kỳ…..

– Ghi rõ căn cứ để làm tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn (ví dụ như căn cứ Điều lệ công đoàn Việt Nam,…)

– Ghi rõ dựa vào biên bản bầu ban chấp hành công đoàn, kết quả bầu cử.

– Nội dung đề nghị:

+ Lời đề nghị Ban thường vụ Liên đoàn Lao động cấp quận/huyện quản lý của Công đoàn cơ sở công nhận các chức danh được bầu bổ sung như: Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn, Chủ tịch, Phó chủ tịch…

+ Thông tin họ và tên của các cá nhân được bầu bổ sung và chức danh.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp:

Ban chấp hành công đoàn các cấp có những nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây:

– Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các đoàn viên, của những người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.

– Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

– Thực hiện các chủ trương, nghị quyết và quy định của Đảng, công đoàn cấp trên.

– Chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

– Quyết định thành lập, quyết định sáp nhập, quyết định chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới và công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.

– Bầu ra Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ra ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu ra các chức danh trong ban chấp hành, trong ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.

– Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện nhất có thể cho các cán bộ công đoàn hoạt động; có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ các cán bộ công đoàn khi họ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp; ban chấp hành công đoàn cấp trên có trách nhiệm đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở khi thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của các cán bộ, đoàn viên công đoàn tại hội nghị của ban chấp hành.

– Vào định kỳ phải báo cáo tình hình tổ chức, báo cáo hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), báo cáo với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.

– Có trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn.

Căn cứ pháp lý: Luật Công đoàn 2012

    5 / 5 ( 1 bình chọn )