Thời hiệu khởi kiện là gì? Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự? Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự?
Trên cơ sở quy định của
Vì vậy để giải quyết các tranh chấp dân sự cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền than gia vào quá trình tố tụng để giải quyết một vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự. Tuy rằng pháp luật có quy định về thời hiệu, nhưng quy định này được thực hiện như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ về vấn đề này. Do đó, trong bài viết dưới đây luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu về nội dung quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015
1. Thời hiệu khởi kiện là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 150
Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm thời hiệu khởi kiện là gì thì chúng ta cần tìm hiểu để biết thêm về khái niệm tranh chấp hợp đồng dân sự dưới góc độ pháp lý là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng trong dân sự như sau:
Một là, Có hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng được giao kết theo 03 hình thức: lời nói, hành vi hoặc văn bản;
Hai là, Khi tranh chấp phát sinh, sự thỏa thuận giữa các bên không còn tồn tại và thống nhất;
Ba là, Chủ thể tranh chấp là chủ thể của hợp đồng được giao kết;
Bốn là, Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích giữa các bên tranh chấp;
Năm là, Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc một trong các bên cho rằng bên kia vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng dân sự
Hiện nay, các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự thường tranh chấp những nội dung như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời điểm chuyển giao rủi ro; Thời điểm giao hàng, thời điểm thanh toán; Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng; Giá cả, phương thức thanh toán; Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, … Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết “tranh chấp hợp đồng” là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Căn cứ theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Chính vì vậy, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
Thứ nhất, Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Thứ hai, Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Thứ ba, trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Thứ tư, Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ sáu, Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
Thứ bảy, Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
Thứ tám, Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu thuộc trong các trường hợp như việc bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện hay bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện hoặc là trong trường hợp mà các bên đã tự hòa giải với nhau thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại. Do đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định như trên.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
– Đơn khởi kiện;
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
– Hợp đồng dân sự, các
– Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng;
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Như vậy, ĐI kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh được quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Nếu vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện có thể được bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án:
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:
+ 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
+ Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Như vậy, có thể thấy rằng, để các bên tranh chấp được diễn ra đúng theo mong muốn của các bên trong tranh chấp hợp đồng dân sự thì tổ chức cá nhân có nhu cầu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hợp đồng dân sự gửi hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Bên cạnh đó thì tổ chức cá nhân tranh chấp trong hợp đồng dân sự cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ như đã được nêu ở trên và có thể nộp hộ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện về Tòa án nhân dân có thẩm quyền.