Ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng sau thời gian thử việc được không? Thử việc quá thời hạn, không trả lương trong thời gian thử việc? Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc? Thời gian thử việc theo quy định pháp luật?
Hiện nay, trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức thông thường bên phía người sử dụng lao động thường ký kết hợp đồng lao động thử việc để có quá trình đánh giá người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn được thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thử việc.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Về nội dung của hợp đồng thử việc, hai bên có thể thỏa thuận quy định thời hạn của hợp đồng thử việc nhưng thời hạn này cần đáp ứng được điều kiện luật định. Căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, tại quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc của người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và đảm bảo được điều kiện về thời gian như sau:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Đây thời gian tối đa mà người lao động phải tham gia thử việc để sau đó tham gia lao động dưới các loại hợp đồng:
Nếu sau khi kết thúc thời gian thử việc như trên, người sử dụng lao động có bắt buộc nhận người lao động vào làm? Việc có thực hiện giao kết hợp đồng hay không phụ thuộc vào đánh giá thử việc của người sử dụng lao động. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Nếu công việc đã làm thử được người sử dụng đánh giá đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Nếu công việc đã làm thử được người sử dụng lao động đánh giá không đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc phải thông báo kết quả cho người lao động biết và không bắt buộc phải giao kết hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Việc đánh giá đạt hay không đạt có bắt buộc phải lập bằng văn bản hay không? Câu trả lời là không, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc đánh giá phải lập thành văn bản. Tuy nhiên việc đánh giá này nên có tiêu chí cụ thể, thống nhất và áp dụng công bằng cho tất cả người lao động. Các tiêu chí đánh giá như: Kết quả hoàn thành công việc được giao (KPI, người quản lý trực tiếp đánh giá,…); Kỹ năng (làm việc nhóm, cá nhân, giao tiếp,…); Phẩm chất cá nhân (trung thực, chăm chỉ,…); Thái độ làm việc; Khả năng phối hợp trong công việc; Tinh thần trách nhiệm, kỷ luật;… Việc đánh giá này phải được nhân viên có trình độ chuyên môn và thẩm quyền đánh giá, sau đó trình lên Ban giám đốc ký xác nhận.
Trong thời gian thử việc này, người sử dụng lao động và người lao động có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng thử việc. Việc ngừng thử việc không có quy định thời hạn báo trước và không phải bồi thường.
Với một công việc giao kết với một bên người sử dụng lao động thì chỉ được ký một hợp đồng thử việc duy nhất. Sau khi kết thúc hợp đồng thử việc này không được giao kết thêm hợp đồng thử việc hay gia hạn thêm thời hạn thử việc, bất kể việc đánh giá thử việc là đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. Vậy bắt buộc sau thử việc người sử dụng phải đưa ra quyết định hoặc là giao kết hợp đồng lao động hoặc không giao kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại xuất hiện một số thực trạng về việc sau thời hạn thử việc, người sử dụng lao động không đưa ra đánh giá cũng không thông báo cho người lao động về việc giao kết hợp đồng mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc.
Việc giao kết hợp đồng lao động sau khi người lao động kết thúc thời gian thử việc và đạt yêu cầu là nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải thực hiện.
Mặt khác, khi hết thời gian thử việc mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động và người sử dụng lao động cũng không phản đối. Nội dung án lệ số 20/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua ngày 17/10/2018 và được công bố theo Quyết định 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 có nội dung như sau:
“[2] Ông Trần Công T vào làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn L theo Thư mời nhận việc ngày 20-8-2013 với nội dung: “Loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn (12 tháng hoặc hơn). Thời gian thử việc: 02 tháng. Hết thời gian thử việc (từ ngày 09-9-2013 đến ngày 09-11-2013), ông T không nhận được thông báo kết quả thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Công ty trách nhiệm hữu hạn L cho rằng sau 02 tháng thử việc, ông T không đáp ứng được yêu cầu của công việc, nên Công ty đã quyết định cho ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều kiện cho ông T hoàn thành nhiệm vụ và để có thêm thời gian đánh giá năng lực của ông T. Tuy nhiên, không có tài liệu nào thể hiện giữa ông T và Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã có thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thời gian thử việc.
[3] Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên”. Tại Bản tự khai ngày 14-6-2014, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L trình bày: “Công ty hiểu rõ rằng, sau khi kết thúc thời gian thử việc (60 ngày) nếu chưa ký HĐLĐ thì người lao động được làm việc chính thức theo loại hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng”. Như vậy, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L thừa nhận rằng sau khi hết thời gian thử việc, ông T đã trở thành người lao động chính thức theo hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng. Trên thực tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã thương lượng với ông T về việc chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 28-12-2013; khi thương lượng không có kết quả, ngày 29-12-2013 Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn L ra Quyết định số 15/QĐKL-2013 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ giữa ông T với Công ty trách nhiệm hữu hạn L sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động.”
Trên đây là những quy định về thời gian thử việc trong hợp đồng thử việc mới nhất. Mọi thắc mắc hay các yêu cầu dịch vụ liên quan về quan hệ lao động hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp và hỗ trợ một cách tốt nhất. Một số dịch vụ của Luật Dương gia trong lĩnh vực này như:
Mục lục bài viết
- 1 1. Ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng sau thời gian thử việc được không?
- 2 2. Thử việc quá thời hạn, không trả lương trong thời gian thử việc
- 3 3. Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc
- 4 4. Quy định về thời gian thử việc đối với trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông
- 5 5. Thời gian thử việc theo quy định pháp luật
1. Ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng sau thời gian thử việc được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em có cho nhân viên thử việc 02 tháng hưởng 85% lương. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, bên em chưa muốn ký hợp đồng chính thức luôn (vì tình hình nhân sự bên em không ổn định, nhân viên ra vào thường xuyên, nếu tham gia Bảo hiểm xã hội thì rắc rối cho nhân sự) vì thế nên bên em muốn để thêm 2-3 tháng đánh giá nữa, sau đó mới ký hợp đồng lao động chính thức. Vậy, sau khi kết thúc thử việc thì bên em nên ký hợp đồng lao động như thế nào cho phù hợp?
Luật sư tư vấn:
Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ được thử việc một lần đối với công việc.
Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.
Theo khách hàng trình bày thì nhân viên này đã thử việc được 02 tháng. Do đó, khi kết thúc thời gian thử việc mà thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao dộng tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Chình vì vậy trong trường hợp này người sử dụng lao động sẽ phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về loại hợp đồng như sau:
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo đó, trong trường hợp này người sử dụng lao động và người lao động sẽ phải ký hợp đồng lao động một là hợp đồng lao động xác định thời hạn hai là hợp đồng không xác định thời giạn theo quy định nêu trên,
2. Thử việc quá thời hạn, không trả lương trong thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 12/11/2020 tôi có xin vào khách san kaya để làm việc, trong khi thỏa thuận là thử việc trong 3 tháng có quy định trong hợp đồng thử việc như sau: trong 3 tháng tôi thử việc không đạt thì giám đốc cho tôi nghỉ, và ngược lại nếu xong 3 tháng tôi cảm thấy công việc và môi trường không thích hợp thì tôi có quyền nghỉ. Xong 3 tháng thử việc tôi cảm thấy công việc ngày làm hơn 8 tiếng, tôi muốn hưởng hỗ trợ khi làm 2 đến 3 tiếng mỗi ngày ở các bộ phận bếp, nhà hàng, buồng phòng không tính tiền. Ngày 29/2/2021 sau thử việc 3 tháng công ty không ký hợp đồng với tôi, tôi làm đơn xin thôi việc nộp và nghỉ trong ngày, công ty không trả lương cho tôi có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời gian thử việc như sau:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.“
Như thế, thời gian thử việc tối đa trong trường hợp này là 60 ngày. Trong khi thời gian thử việc của bạn là 3 tháng (90 ngày) quá thời gian thử việc mà pháp luật quy định. Như thế, thời gian thử việc trong trường hợp này là trái với quy định của pháp luật. Vì bạn không nói rõ công việc của bạn là gì, cần trình độ như thế nào, nên trường hợp này chúng tôi sẽ lấy thời gian thử việc là 60 ngày. Các trường hợp khác thì cách làm tương tự.
Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Căn cứ theo quy định nêu trên khi hết thời hạn thử việc công ty không có đánh giá gì về việc đạt hay chưa đạt đối với công việc của bạn thì coi như thử việc của bạn đạt yêu cầu.
Khi hết thời hạn thử việc mà đạt yêu cầu công ty phải ký hợp đồng lao động với bạn. Nhưng công ty đã không ký trong trường hợp này. Tuy nhiên, dù công ty không ký nhưng bạn vẫn làm việc cho công ty sau đó nên vẫn tồn tại quan hệ lao động.
Do đó, việc thực hiện các hành vi chấm dứt hợp đồng phải tuân theo các quy định về chấm dứt trong Bộ luật lao động 2019.
Với hành vi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng: Để việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp thì bạn phải căn cứ vào quy định tại Điều 35 “Bộ luật lao động 2019”. Trường hợp này bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng do bạn làm quá thời gian 8 tiếng (không có thỏa thuận) nhưng không đề nghị tăng lương. Bạn đã nộp đơn xin thôi việc và nghỉ ngay trong ngày đó. Cho nên chưa cần xét đến căn cứ chấm dứt mà riêng về thủ tục thông báo để chấm dứt bạn đã vi phạm quy định. Do đó, trường hợp này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Nghĩa vụ của bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo Điều 40 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.“
3. Quy định về việc kết thúc thời gian thử việc
Tóm tắt câu hỏi:
Em và công ty A có ký kết hợp đồng thử việc nhân viên kinh doanh. Thời gian từ 20/05/21 đến 19/07/21 thử việc 2 tháng nhưng trong quá trình làm việc em cảm thấy không phù hợp và vì lý do cá nhân nên em xin nghỉ vào ngày 11/07/21. Bên công ty A đồng ý cho em nghỉ và em đã bàn giao mọi vật dụng được cấp khi thử việc. Nhưng không trả lương tháng 6 cho em vì lý do nghỉ không báo trước 30 ngày trong hợp đồng thử việc đã ký. Vậy em xin hỏi luật sư em sai hay công ty A sai? Vấn đề giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc kết thúc thử việc như sau:
“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Như vậy, bạn nghỉ việc trong thời gian thử việc thì bạn không cần thực hiện nghĩa vụ báo tước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Công ty phải có nghĩa vụ trả lương cho bạn đầy đủ.
Trường hợp hợp đồng thử việc của bạn quy định phải thông báo trước 30 ngày là trái với quy định của pháp luật, điều khoản này bị vô hiệu và công ty không có căn cứ phạt bạn vì vi phạm hợp đồng, phải trả lương tháng 6 cho bạn.
4. Quy định về thời gian thử việc đối với trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm nhân viên kinh doanh (sale) cho công ty phân phối thuốc lá và công ty qui định thử việc 2 tháng tôi tìm hiểu luật thì thấy không đúng, vì công ty yêu cầu trình độ từ tốt nghiệp 12 trở lên. Vậy công ty có vi phạm luật không. Đề nghị luật sư tư vấn giúp tôi với.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật lao động 2019 về thử việc như sau:
“1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.“
Đồng thời theo quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động 2019 về thời gian thử việc:
“Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.“
Có thể thấy, nếu bạn kí kết hợp đồng lao động xác định thời hạn hay không xác định thời hạn thì nếu hai bên thỏa thuận thì sẽ có thời gian thử việc, còn nếu hợp đồng đó là loại hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì sẽ không áp dụng thử việc đối với người lao động. Về thời gian thử việc sẽ tùy vào tính chất và yêu cầu đối với công việc mà sẽ có các mức thời gian khác nhau, công việc của bạn chỉ yêu cầu trình độ tốt nghiệp lớp 12 nên thời gian thử việc ở đây sẽ không quá 6 ngày, bên sử dụng lao động yêu cầu bạn thử việc 2 tháng là không phù hợp với quy định của pháp luật lao động, bạn có quyền không đồng ý và từ chối kí kết hợp đồng này. Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc thì bên sử dụng lao động phải có thông báo cho bạn biết về kết quả thử việc, nếu bạn đáp ứng được điều kiện và yêu cầu của công ty thì sẽ có thể kí kết hợp đồng chính, căn cứ quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động về kết thúc thời gian thử việc:
“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.“
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
b) Không thông báo kết quả công việc người lao động đã làm thử theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này;
b) Buộc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này”.
5. Thời gian thử việc theo quy định pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi em ký hợp đồng thử việc ở nhà máy may quảng bình 3 tháng và đến 31/8 là hết hợp đồng. Đến bây giờ là ngày 17/9 mà nhà máy vẫn chưa ký hợp đồng cho em. Nhà máy thông báo nếu ai loại c sẽ ký tiếp hợp đồng thử việc thêm ba tháng nữa thì có đúng không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 24 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.“
Theo Điều 25 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác“.
Theo Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.“
Căn cứ theo quy định trên công ty bạn đang vi phạm quy định về thời gian thử việc.