Luật lao động 2012 đã ghi nhận các trường hợp về thỏa ước lao động tập thể vô hiệu hết sức cụ thể.
Theo khoản 1, Điều 73 của “Bộ luật lao động 2019” đã ghi nhận: Thỏa ước lao động tập thể là
+ Góp phần ổn định và phát triển các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phòng ngừa xung đột.
+ Là nguồn quy phạm thích hợp bổ sung cho nội quy doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp và là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Việc kí kết thỏa ước lao động giúp cho việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thỏa ước lao động chỉ được pháp luật bảo đảm khi mà thỏa ước đó phù hợp với pháp luật. Trong trường hợp mà thỏa ước vô hiệu thì pháp luật sẽ không đảm bảo đối với thỏa ước đó. Hiện nay theo ghi nhận tại Điều 78, Luật lao động 2012 đã ghi nhận cụ thể về các trường hợp khiến cho thỏa ước lao động tập thể bị vô hiệu:
“1- Thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thoả ước trái với quy định của pháp luật.
2- Thoả ước thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là vô hiệu toàn bộ:
a) Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật;
b) Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền;
c) Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.
3- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có quyền tuyên bố thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ”
Theo quy định tại Điều 78 ta thấy đối với các thoả ước tập thể trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này, nếu nội dung đã ký kết có lợi cho người lao động thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn để các bên làm lại cho đúng quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hướng dẫn; nếu không làm lại thì bị tuyên bố vô hiệu. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thoả ước bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.