Quy định về tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Quy định về tài sản thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Thành viên trong hộ gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên thì phải ký vào hợp đồng thế chấp vay vốn tại ngân hàng, thành viên này tuổi được tính từ thời điểm cấp giấy CN QSD đất hay cứ từ đủ 15 tuổi ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, căn cứ Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
" 1. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự.
2. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình"
Căn cứ Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005: " Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ"
Căn cứ khoản 2 Điều 109 Bộ luật dân sự năm 2005: " Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng
Như vậy, phải xem quyền sử dụng đất mà hộ gia đình bạn thế chấp này có phải là tài sản có giá trị lớn của hộ gia đình hay không? Vợ, chồng có phải là đại diện của hộ gia đình và có đứng tên đại diện trên giấy tờ về quyền sử dụng đất này hay không? Nếu không phải là tài sản có giá trị lớn thì đại diện chủ hộ có thể đứng ra giao kết mà không cần có ý kiến của các thành viên còn lại trong Hộ gia đình. Còn nếu là tài sản lớn thì cần thiết phải có ý kiến đồng ý của người con đủ 15 tuổi trở lên.
Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi :
"1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Việc xác định tuổi của một người căn cứ vào:
+ Căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng.
+ Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.
+ Trường hợp không có các giấy tờ trên thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.
Theo đó, xác định một người đủ 15 tuổi không căn cứ vào thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.