Pháp luật dân sự đặt ra các quy định cụ thể để bảo vệ quyền quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự, tạo điều kiện cho người mất năng lực hành vi dân sự có cuộc sống ổn định. Vậy hiện nay pháp luật quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự.
Mục lục bài viết
1. Quy định về tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi một cá nhân đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực hiện bởi người giám hộ hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015, người giám hộ đương nhiên được xác định bao gồm:
- Người giám hộ là vợ/chồng trong trường hợp chồng/vợ là người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu trường hợp người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. Người giám hộ là cha, mẹ trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ.
- Ngoài người giám hộ đương nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là đơn vị có trách nhiệm cử hoặc Tòa án chỉ định cá nhân, pháp nhân là người giám hộ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế, khi yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự tại Tòa án, những người giám hộ vẫn có thể đương nhiên có thể thỏa thuận về người giám hộ và yêu cầu Tòa án chỉ định người giám hộ theo thỏa thuận này. Tòa án sẽ ghi nhận việc chỉ định người giám hộ theo thỏa thuận vào trong quyết định nếu xét thấy người này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về người giám hộ.
Theo quy định hiện nay thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự. Để chăm sóc, chi dùng những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, người giám hộ được quyền thiết lập các giao dịch dân sự bằng việc sử dụng tài sản của người được giám hộ.
Tuy nhiên, đối với tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ sẽ không được đem tài sản thực hiện tặng cho, chuyển nhượng cho ngời khác. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người mất năng lực hành vi dân sự được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì trên nguyên tắc chung cũng như những giá trị vật chất và tinh thần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ cho từng chủ thể nhất định. Quy định pháp luật về việc quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự có ý nghĩa về mặt pháp lý cũng như ý nghĩa xã hội quan trọng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác liên quan, hạn chế những rủi ro nhất định trong việc thiết lập giao dịch dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự có được hưởng thừa kế không?
Pháp luật dân sự đặt ra các quy định cụ thể để bảo vệ quyền quyền lợi của người mất năng lực hành vi dân sự, tạo điều kiện cho người mất năng lực hành vi dân sự có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện và phát triển cuộc sống. Vậy theo quy định hiện nay thì người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là mất năng lực hành vi đân sự thì có được hưởng thừa kế hay không? Căn cứ cụ thể theo quy định tại các Điều 609, 610 và 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.
- Mọi cá nhân sẽ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người thừa kế được hiểu là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền được hưởng thừa kế chỉ cần là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
3. Người giám hộ đương nhiên có thể dùng tài sản thừa kế của người bị mất năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ theo như quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có các quyền và nghĩa vụ về quản lý tài sản của người được giám hộ sau đây:
- Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
- Người giám hộ khi thực hiện việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Người giám hộ sẽ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì người giám hộ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể sử dụng tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự để phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và những việc khác vì lợi ích của người bị mất năng lực hành vi dân sự.
THAM KHẢO THÊM: