Năng lực hành vi dân sự là căn cứ để xác lập các quyền cá nhân của mỗi công dân tại Việt Nam, Người có đủ năng lực hành vi dân sự có thể tự mình thực hiện các nghĩa vụ dân sự đối với các giao dịch dân sự và có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan trong cuộc sống.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự mới nhất là gì?
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là quyền khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng bằng chính hành động của chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả nặng lực chịu trách nhiệm khi có sự vi phạm nghĩa vụ.
Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự mới nhất là mẫu đơn nêu rõ thông tin người yêu cầu kèm theo nội dung, thông tin người mất năng lực hành vi dân sự và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự là mẫu đơn được lập ra để người có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết việc mấy năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp cá nhân là người đã mất năng lực hành vi dân sự
2. Đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự:
Nội dung của đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Yêu cầu tuyên bố Ông/Bà……… mất năng lực hành vi dân sự)
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi:
Họ và tên người yêu cầu:… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA……cấp ngày…./…./…
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ cư trú hiện nay:…
Số điện thoại liên hệ:………
Tôi xin trình bày với Quý Tòa việc như sau:………
(Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn)
Do đó, tôi làm đơn này để yêu cầu Quý Tòa tuyên bố:
Ông/Bà….…. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Địa chỉ cư trú hiện tại:………
Mất năng lực hành vi dân sự.
Đồng thời Công nhận Ông/Bà…../chỉ định một cá nhân làm người đại diện hợp pháp của Ông/Bà…… trong thời gian người này mất năng lực hành vi dân sự. Với phạm vi đại diện (nếu có) như sau:
……
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 và Chương XXIV Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Để…(lý do, mục đích yêu cầu)
Tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu ,chứng cứ sau:…….. (liệt kê các tài liệu, chứng cứ có ghi rõ số lượng, bản gốc hay bản sao).
Tôi xin cam kết những lời khai trong đơn này là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm nếu những lời khai trên là sai.
Kính mong Quý Tòa xem xét và chấp nhận yêu cầu trên của tôi, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự mới nhất:
– Tên mẫu đơn: Đơn yêu cầu giải quyết việc mất năng lực hành vi dân sự
– Thông tin cá nhân người yêu cầu: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc
– Trình bày nội dung việc yêu giải quyết người mất năng lực hành vi dân sự
– Thông tin cá nhân người mất năng lực hành vi dân sự: Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc
– Chứng cứ kèm theo, lời cam đoan
– Ký tên xác nhận
4. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự:
Căn cứ theo
Người mất năng lực hành vi dân sự:
– Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
– Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
– Từ quy định trên, cơ sở xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự phải đảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, người đó phải mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Thứ hai, phải có yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan với người đó, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án tuyên bố người bị mắc bênh nói trên là mất năng lực hành vi dân sự. Yêu cầu này được giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thứ ba, căn cứ để tòa án ra quyết định là kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần về việc người bị yêu cầu đã mắc bệnh đến mức không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Tòa án tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần sau khi có đơn yêu cầu của đương sự, chi phí cho việc trưng cầu giám định do người yêu cầu chịu. Việc giám định phải do tổ chức có chuyên môn là tổ chức giám định pháp y tâm thần mà không phải một tổ chức nào khác như cơ sở y tế hay phòng khám tư nhân, để đảm bảo rằng kết quả giám định là hoàn toàn chính xác và đảm bảo khách quan.
Như vậy, không phải bất cứ ai bị bệnh tâm thần và có dấu hiệu mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi cũng được xem là người bị mất năng lực hành vi dân sự. Một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi được Tòa án xác định và tuyên bố. Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, tránh tình trạng có sự lợi dụng, lôi kéo từ các chủ thể khác trong việc bắt họ phải thực hiện các giao dịch có lợi cho cá nhân.
Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có những người giám hộ đương nhiên:
Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ; trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Nếu người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giám hộ cư trú sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ, nếu có tranh chấp người giám hộ thì Tòa án chỉ định.
Quy định của pháp luật cũng như thực tế cho thấy, các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện xác lập thực hiện như:
– Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người mất năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án (Khoản 2, Điều 25
– Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. (khoản 1 điều 59
– Khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người mất năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã khôi phục năng lực hành vi dân sự. (Điều 125, Bộ luật dân sự 2015)
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn yêu cầu giải quyết mất năng lực hành vi dân sự và một số quy định về người mất năng lực hành vi dân sự mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc!