Sở hữu tập thể là một trong những loại hình sở hữu được quy định từ Hiến pháp cho đến Hiến pháp hiện nay vẫn duy trì hình thức sở hữu này. Vậy sở hữu tập thể là gì? Pháp luật có quy định gì về sở hữu tập thể?
Mục lục bài viết
1. Sở hữu tập thể là gì?
Điều 208
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lí và cùng hưởng lợi”.
Quyền sở hữu tập thể của hợp tác xã là một phạm trù pháp lí gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể của hợp tác xã.
2. Chế độ sở hữu tập thể là gì?
Chế độ sở hữu tập thể là chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về sở hữu tập thể. Sở hữu tập thể được quy định tại
3. Quy định mới nhất về sở hữu tập thể:
Chủ thể của sở hữu tập thể
Căn cứ Điều 208 Bộ luật dân sự thì chủ thể của sở hữu tập thể chính là hợp tác xã riêng biệt hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác.
Tài sản của sở hữu tập thể
Tài sản thuộc sở hữu tập thể được quy định tại Điều 209 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên
Thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh
Tài sản được Nhà nước hỗ trợ
Từ các nguồn khác phù hợp với qu định của pháp luật
Nội dung của sở hữu tập thể
Nội dung của sở hữu tập thể (bao gồm cả ba lĩnh vực: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) được quy định tại Điều 210 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.
1. Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.
3. Thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”.
Phân biệt sở hữu tập thể với sở hữu chung
Hình thức sở hữu tập thể thường gây nhầm lẫn với hình thức sở hữu chung, Để phân biệt hai hình thức sở hữu này, có thể căn cứ vào một số đặc trưng sau:
Chủ sở hữu tập thể thường chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định (không có người nước ngoài), trong khi sở hữu chung thì không.
Vấn đề sử dụng tài sản thuộc sở hữu tập thể phải gắn với các hoạt động kinh tế; còn sở chung có thể tồn tại trong cả kinh tế hoặc dân sự.
Mục đích khai thác tài sản thuộc sở hữu tập thể không đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà phải hướng đến giải quyết các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trợ lần nhau.
Phương thức thực hiện quyền sở hữu tập thể luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động của một thực thể pháp lý nhất định (chủ thể của quyền sở hữu tập thể), chứ không phải là cơ chế đồng thuận của nhiều chủ thể độc lập nhau như hình thức sở hữu chung.
4. Pháp luật quy định thế nào về hình thức sở hữu tập thể:
Tại điều 208, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”.
- Chủ thể của sở hữu tập thể
Chủ thể của sở hữu tập thể là bản thân từng hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành, nghề khác do những người lao động có nhu cầu hợp tác vì lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật. Mỗi hợp tác xã là một chủ thể riêng biệt, là chủ sở hữu riêng đối với tài sản của mình. Hợp tác xã trong sở hữu tài sản tập thể là một chủ thể thống nhất không phụ thuộc vào số lượng xã viên.
- Khách thể của sở hữu tập thể
Khách thể của quyền sở hữu hợp tác xã bao gồm các tư liệu sản xuất cần thiết cho hoạt động của hợp tác xã như: tài sản góp vốn của xã viên, nhà cửa, kho tàng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, gia súc, tiền tệ… Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được hình thành từ các nguồn, cụ thể như: tất cả các tư liệu sản xuất phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, các tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành nghề phụ, nâng cao thu nhập cho xã viên, các tài sản từ đóng góp của các thành viên, các thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại quỹ, vốn được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.Hợp tác xã phải có đăng ký kinh doanh, hoạt động theo đúng ngành nghề, sản xuất đúng loại sản phẩm đã đăng ký.
- Nội dung của sở hữu tập thể
Cá nhân có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Trong những trường hợp vì lợi ích công, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác nhau thì quyền năng của cá nhân bị hạn chế. Tại điều 210, BLDS quy định: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của thành viên.
3. Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của của cá nhân trong tập thể là ngang nhau, hoặc theo tỉ lệ đóng góp. Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận nhất trí theo quy định của pháp luật.
5. Sở hữu tập thể và những điều cần biết:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, xin luật sư giải đáp giúp em thế nào là sở hữu tập thể? Sở hữu tập thể thì có đặc điểm gì khác so với các hình thức sở hữu còn lại? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 208 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về sở hữu tập thể như sau:
Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.
Các yếu tố cơ bản của sở hữu tập thể
a) Chủ thể
Là các hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành, nghề khác được Luật hợp tác xã năm 2012 ghi nhận.
Mỗi hợp tác xã là một chủ thể riêng biệt, là 1 chủ sở hữu đối với ts riêng của mình.
b) Khách thể
Bao gồm các tư liệu sản xuất, công cụ lao động, vốn góp của xã viên, các loại quỹ do hợp tác xã lập ra.
Đặc điểm:
– Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể phải tuân theo các quy định của pháp luật, phù hợp với từng điều lệ riêng của tập thể, đảm bảo sự phát triển ổn định của sh tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa,
– Ban quản trị dựa theo điều lệ và nghị quyết của đại hội toàn thể xã viên giao tài sản thuộc sở hữu tập thể cho các thành viên trực tiếp khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và đáp ứng lợi ích của các thành viên.