Quyền của ban quản lý các loại rừng? Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng tiếng Anh là gì? Nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng?
Rừng có vai trò, ý nghĩa to lớn đối với con người và các loài sinh vật. Hoạt động quản lý nhà nước ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ cho ban quản lý các loại rừng. Thực hiện với ý nghĩa đối với tránh nhiệm và quyền lợi khi được giao quản lý, sử dụng hay khai thác. Để đảm bảo hiệu quả đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Các ý nghĩa đó phải được đảm bảo thực hiện hiệu quả. Mang đến tiếp cận của hiệu quả rừng đối với từng nhóm đối tượng cũng như với con người nói chung.
Căn cứ pháp lý: Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Mục lục bài viết
1. Quyền của ban quản lý các loại rừng?
Ban quản lý các loại rừng là các chủ thể được trao rừng để quản lý, sử dụng và khai thác. Như vậy, họ sẽ nhận được các lợi ích trong quá trình tác động hiệu quả của mình và đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Trên tinh thần đảm bảo cân đối với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Được xác định với ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ. Do đó, các quyền và nghĩa vụ còn được xác định theo nội dung Điều 75, 76 Luật này và các quy định liên quan khác.
1.1. Các quyền chung của Ban quản lý rừng:
Cả ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ đều có các quyền sau: Các quyền chung được quy định trong nội dung Điều 73 của Luật lâm nghiệp năm 2017. Theo đó:
Điều 73. Quyền chung của chủ rừng.
– Được công nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu:
Các quyền này được thực hiện với tư cách của ban quản lý, trong phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý được nhà nước trao. Đảm bảo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Từ đó phát sinh các quyền trong sử dụng, quản lý và khai thác lợi ích. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận các quyền trên rừng được giao đó. Thực hiện với các giấy tờ chứng minh trong quy định của pháp luật hiện hành.
Các quyền này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Quyền sử dụng rừng. Đảm bảo sử dụng và rộng hơn trong phát triển, tìm kiếm và khai thác các lợi ích.
+ Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Hoạt động trồng rừng mang về lợi nhuận khi thực hiện các giao dịch. Hay các khai thác giá trị khác trên sản phẩm trồng rừng.
– Được hưởng giá trị khai thác:
Quá trình quản lý và sử dụng, ban quản lý tiến hành đầu tư. Mang đến sự tác động của lao động, trồng rừng tăng thêm giá trị đối với sản phẩm từ rừng. Do đó, họ được hưởng các lợi ích, lợi nhuận khi khai thác rừng. Hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Các lâm sản có thể là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Miễn đảm bảo hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác và giao dịch đúng theo quy định pháp luật có liên quan khác.
– Sử dụng hiệu quả rừng theo quy định:
Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng. Cũng như phù hợp với thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng. Trong thời hạn, các quyền vẫn được đảm bảo trao cho chủ thể. Cần tính toán sử dụng hiệu quả với khoảng thời gian này với ban đầu được giao rừng hoặc đất trồng rừng. Chủ quản lý cần cân đối với quy hoạch để sử dụng, tác động hiệu quả đối với đất, rừng được giao.
Quy định sử dụng liên quan đến đất được quy định trong pháp luật về đất đai. Đảm bảo mang đến thống nhất để thực hiện sử dụng trên thực tế.
– Được tiếp cận các lợi ích:
+ Được nhà nước cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Trong các lợi ích được tìm kiếm dành cho cả hai bên. Vì phát triển, bảo vệ rừng. Cũng đảm bảo trong định hướng quản lý chung của nhà nước và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng. Được tiếp cận với các dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Mang đến tiềm năng, hiệu quả và tác động trực tiếp. Qua đó giúp rừng được phát triển đúng quy hoạch, trong lợi ích gián tiếp mang về cho quốc gia.
+ Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định. Các chuyên môn được đào tạo đảm bảo hiệu quả thúc đẩy quản lý, sử dụng rừng. Để tiếp cận với bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
– Được nhận bồi thường, hỗ trợ Nhà nước:
+ Được Nhà nước bồi thường khi thực hiện các quyết định thu hồi rừng. Các giá trị bồi thường được tính toán trên giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng. Đảm bảo các lợi ích chủ rừng nhận được trên giá trị đang gây dựng. Việc đảm bảo với các công sức, tâm huyết và công việc đang được thực hiện.
+ Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi bị thiệt hại do thiên tai. Xác định đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất. Trong loại rừng phát triển hướng đến khai thác, tạo các tài sản lâm nghiệp. Ứng dụng trở thành nguồn nguyên liệu cho các ngành và lĩnh vực khác. Và họ đang chịu tổn thất khi các tác động bởi thiên nhiên không thể ngăn cản.
Ngoài ra, ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ có các quyền riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý rừng.
1.2. Các quyền lợi khác của ban quản lý rừng đặc dụng:
+ Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng. Tìm kiếm, ứng dụng các phát triển và nền tảng hợp tác cùng có lợi. Tạo nên các động lực và cơ sở cho phát triển chức năng, ứng dụng của rừng.
– Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp cận hiệu quả trong công tác quản lý phải đi kèm với chất lượng rừng được quan tâm điều chỉnh. Với các nội dung quy định tại Điều 94 của Luật này theo điểm b khoản 1 Điều 75.
– Khai thác lâm sản trong rừng theo quy định tại Điều 52.
– Cho thuê môi trường rừng trong quyền quản lý. Tiến hành hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Tiếp cận các lợi ích trong phát triển và thúc đẩy các tiềm năng mới trong ngành dịch vụ. Cũng như mang đến hiệu quả khai thác giá trị tốt nhất trong phạm vi quản lý. Và đóng góp đối với ý nghĩa về chất lượng rừng trong vai trò chung: rừng đối với môi trường, điều kiện sống của các loài sinh vật.
Tuân thủ phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (điểm d khoản 1 Điều 75).
1.3. Các quyền lợi khác của ban quản lý rừng phòng hộ:
+ Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng. Tìm kiếm, ứng dụng các phát triển và nền tảng hợp tác cùng có lợi. Tạo nên các động lực và cơ sở cho phát triển chức năng, ứng dụng của rừng.
– Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp cận hiệu quả trong công tác quản lý phải đi kèm với chất lượng rừng được quan tâm điều chỉnh. Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 76.
– Khai thác lâm sản trong rừng theo quy định tại Điều 55.
– Cho thuê môi trường rừng trong quyền quản lý. Tiến hành hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Tiếp cận các lợi ích trong phát triển và thúc đẩy các tiềm năng mới trong ngành dịch vụ. Cũng như mang đến hiệu quả khai thác giá trị tốt nhất trong phạm vi quản lý. Và đóng góp đối với ý nghĩa về chất lượng rừng trong vai trò chung: rừng đối với môi trường, điều kiện sống của các loài sinh vật.
Tuân thủ phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (điểm b khoản 1 Điều 76).
2. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng tiếng Anh là gì?
Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng tiếng Anh là General rights and obligations of forest owners.
3. Nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng?
3.1. Quy định pháp luật:
Ban quản lý rừng phải đảm bảo các hoạt động trong quy định của nhà nước. Các nghĩa vụ này được xác định trong nội dung Điều 74 Luật lâm nghiệp năm 2017, cùng một số quy định khác tại Điều 75, 76 như sau:
3.1. Các nghĩa vụ chung của Ban quản lý:
Thực hiện với nội dung về Điều 74. Nghĩa vụ chung của chủ rừng:
– Khi được trao quyền quản lý, phải đảm bảo hiệu quả cho các công việc được thực hiện. Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững. Bởi đó là định hướng đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc. Thực hiện gắn với vai trò, chức năng của rừng với đời sống con người và các loài sinh vật. Nội dung thực hiện theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bảo vệ, phát triển rừng:
– Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng. Là các đa dạng, giá trị thiên nhiên được hình thành xung quanh con người. Các đa dạng sinh học nói lên nét riêng tạo hóa.
– Phòng cháy và chữa cháy rừng. Bảo vệ rừng với các sức khỏe và giá trị phát triển với công sức của rất nhiều lực lượng. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. Giúp rừng được ổn định và phát triển. Mang đến sự đa dạng với các loài thực vật và động vật.
Tuân thủ các hoạt động quản lý nhà nước:
– Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng. Mang đến hiệu quả đối với các thành quả đang xây dựng và tìm kiếm được. Các diễn biến có thể thực hiện trong phòng, chống các tác động tiêu cực. Và hướng đến bảo vệ, phát triển rừng.
– Chấp hành công tác quản lý, thực hiện các chức năng khác nhau trong hoạt động quản lý nhà nước. Thể hiện với sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giúp kiểm soát tốt các công tác liên quan trong lĩnh vực lâm nghiệp.
– Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Khi nhận được các quyền trong quản lý, sử dụng hay khai thác. Tức là đã nhận được các lợi ích được nhà nước trao. Do đó cần đảm bảo nghĩa vụ tương ứng với nhà nước.
– Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này. Nhằm các mục đích định hướng quy hoạch. Hướng đến triển khai tốt hơn trong công tác quản lý, khai thác lợi ích từ rừng và tiếp cận tốt hơn cho các lợi ích của quốc gia, của từng nhóm chủ thể khác nhau.
3.2. Các nghĩa vụ khác của BQL rừng đặc dụng:
– Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững. Tiến hành các điều chỉnh mang đến cách thức tiếp cận hiệu quả nhất trong quản lý. Đồng thời chịu trách nhiện triển khai, thực hiện phương án đã được phê duyệt. Đảm bảo phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (điểm b khoản 2 Điều 75).
– Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ. Để các chủ thể khác chung tay cùng thực hiện quản lý rừng ở phạm vi nhỏ. Trong đó, ban quản lý thực hiện quản lý, giám sát cũng như thúc đẩy công việc (điểm d khoản 2 Điều 75)
3.3. Các nghĩa vụ khác của BQL rừng phòng hộ:
– Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
– Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế – xã hội theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
– Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.