Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Lâm nghiệp » Chủ rừng là gì? Phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng?

Luật Lâm nghiệp

Chủ rừng là gì? Phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng?

  • 15/05/202215/05/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/05/2022
    Luật Lâm nghiệp
    0

    Chủ rừng là gì? Chủ rừng tiếng Anh là gì? Phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng?

    Rừng là tài nguyên vô cùng qúy giá đối với mỗi đất nước nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, việc phát triển rừng đóng vai trò quan trọng và không chỉ có kiểm lâm mới có vai trò trong công tác bảo vệ rừng ngoài ra còn có đội ngũ chủ rừng là một thành phần đặc biệt đối với công tác này. Vậy Chủ rừng là ai? Hiện nay rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nội dung này để phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng nhé.

    Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Chủ rừng là gì?
    • 2 2. Chủ rừng tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng:
    • 4 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng:

    1. Chủ rừng là gì?

    Đối với công tác bảo vệ rừng xã hội thường chỉ nghĩ đến một lực lượng đó là Kiểm Lâm, bên cạnh đó để bảo vệ rừng tại gốc thì có một lực lượng rất quan trọng đó là lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mà hiện nay đã có danh phận là lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng, bởi họ chính là lực lượng nòng cốt trong chống chặt phá rừng tại gốc và phòng cháy chữa cháy rừng. Chủ rừng họ là những người hoạt động và sinh sống thường xuyên trong rừng tại những nơi được gọi là nơi địa hình hiểm trở và vắng vẻ muôn vàn khó khăn thiếu thốn để giữ bình yên cho những cánh rừng.

    Theo quy định của pháp luật chúng ta hiểu chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng hay được giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, tự phục hồi, phát triển rừng, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chủ rừng gồm có:

    ” Điều 8. Chủ rừng

    1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.

    2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.

    3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).

    4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.

    Xem thêm: Nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động quỹ bảo vệ và phát triển rừng

    5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.

    6. Cộng đồng dân cư.

    7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”

    Vậy nên ta thấy căn cứ dựa trên quy định này các cá nhân, hộ gia đình chỉ có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.

    2. Chủ rừng tiếng Anh là gì?

    Chủ rừng tiếng Anh là ” forest owner”.

    3. Phân biệt giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng:

    Theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 thì:

    Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

    Còn chủ sở hữu rừng bao gồm:

    Xem thêm: Định giá rừng là gì? Các trường hợp và phương pháp định giá?

    – Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân đối với rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.

    – Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư hoặc được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy sự khác biệt cơ bản giữa chủ rừng và chủ sở hữu rừng là về phạm vi và mức độ sở hữu và từ đó chúng tôi cho rằng để phân biệt được chúng ta cần bám sát vào quy định của pháp luật về quy định chủ rừng và chủ sở hữu rừng như trên. Ngoài ra thì còn sự khác nhau để chúng ta xác định rõ hơn về chủ thể của chủ sở hữu rừng đó chính là nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân còn chủ sở hữu rừng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

    4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng:

    Theo đó, tại Điều 73 và Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng như sau:

    – Quyền chung của chủ rừng:

    + Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

    + Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

    + Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

    Xem thêm: Quy định về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng

    + Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.

    + Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.

    + Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.

    + Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.

    + Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.

    + Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.

    – Nghĩa vụ chung của chủ rừng:

    + Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Xem thêm: Chế biến lâm sản là gì? Ngành công nghệ chế biến lâm sản?

    + Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.

    + Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.

    + Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.

    + Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

    + Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    + Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

    Như vậy thông qua quy định này ta thấy ở đây có một số điều quy định về quyền của chủ rừng rất khó áp dụng trong thực tế ví dụ như việc chủ rừng được quyền hưởng sản phẩm gia tăng do quản lý bảo vệ rừng nhưng vì không có số liệu về giá trị của rừng khi giao dẫn đến không biết chủ rừng đã làm tăng được bao nhiêu giá trị để cho phép sử dụng. Chủ rừng phải có kế hoạch phát triển sản xuất được phê duyệt, trong khi phần lớn chủ rừng không thể tự xây dựng được kế hoạch phát triển sản xuất với rừng tự nhiên.

    Căn cứ dựa trên quy định trên thì với quyền và nghĩa vụ với chủ rừng, quyền được đăng ký sở hữu, sử dụng rừng rất khó thực hiện vói lí do chủ yếu là trên các hồ sơ giao rừng thường không ghi cụ thể chỉ tiêu về số lượng và chất lượng rừng được giao mà chỉ là giao đất có rừng. Bên cạnh đó cũng có một số quy định về thủ tục pháp lý để khai thác giá trị của rừng còn phức tạp và khó giải quyết, đáp ứng nhu cầu của các chủ rừng. Một số quy định của Luật về quyền được khai thác rừng, kể cả rừng trồng sản xuất, hay việc kiểm soát lưu thông sản phẩm là rừng trồng cũng phức tạp với chủ rừng.

    Nhằm giúp tăng cường vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của chủ rừng vào việc xây dựng và thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được ban hành ra cũng đã có nhiều ý kiến của cán bộ địa phương và chủ rừng góp ý vào xây dựng Luật. Trong đó, đề nghị bổ sung quy định “Mọi khu rừng trong diện tích quy hoạch lâm nghiệp đều được nhà nước giao cho một chủ thể cụ thể để quản lý”. Đề nghị giao diện tích rừng hiện do UBND xã quản lý về cho các cộng đồng hay các hộ gia đình, cá nhân, đồng thời bỏ yêu cầu “cùng phong tục tập quán” trong khái niệm thuật ngữ về chủ rừng là cộng đồng.

    Các ý kiến cũng cho rằng, cần bổ sung quy định về quyền được tiếp cận các thông tin quản lý ngành lâm nghiệp và quyền giám sát các hoạt động quản lý lâm nghiệp. Đặc biệt, có quy định về quyền được hưởng lợi từ rừng của những người dân sống gần rừng do hiện nay những người sống gần rừng vẫn tiếp cận với tài nguyên rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng nhưng không theo quy định nào của nhà nước hay cộng đồng địa phương. Điều này làm tổn hại đến rừng và giảm hiệu quả sử dụng rừng.

    Ngoài ra, cần có quy định về ưu tiên các hộ gia đình dân tộc thiểu số, hộ nghèo và hộ có chủ là phụ nữ trong tiếp cận tài nguyên rừng; hỗ trợ kinh phí để phát triển sinh kế. Các chủ rừng là tổ chức đề nghị tăng thẩm quyền cho các chủ rừng trong xử lý vi phạm xâm lấn rừng và đất rừng.

    Việc pháp luật đề ra quy định này sẽ tạo điều kiện ổn định và góp phần nâng cao hiệu quả khi Luật được triển khai trong thực tiễn, đồng thời thúc đẩy minh bạch và công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản trị rừng tại địa phương

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.678 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hoạt động lâm nghiệp

    Quản lý rừng

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Có được bồi thường không?

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Thẩm quyền thu hồi rừng? Người dân bị thu hồi rừng có được bồi thường không?

    Quy định về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng

    Quyền của ban quản lý các loại rừng? Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng tiếng Anh là gì? Nghĩa vụ của ban quản lý các loại rừng?

    Quy định về quản lý rừng bền vững? Phương án và nội dung?

    Quản lý rừng bền vững là gì? Quản lý rừng bền vững có tên trong tiếng Anh là gì? Quy định về quản lý rừng bền vững, phương án và nội dung?

    Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC? Lợi ích của chứng chỉ?

    Khái quát về chứng chỉ FSC? Chứng chỉ FSC có tên tiếng Anh là gì? Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC? Lợi ích của chứng chỉ?

    Thẩm quyền, thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên

    Khái quát về nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên? Rừng tự nhiên có tên trong tiếng Anh là gì? Thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên? Thủ tục quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?

    Kiểm kê rừng là gì? Các bước cần tiến hành khi kiểm kê rừng?

    Kiểm kê rừng là gì? Kiểm kê rừng có tên trong tiếng Anh là gì? Các bước cần tiến hành khi kiểm kê rừng?

    Điều tra rừng là gì? Phương án và báo cáo điều tra lâm nghiệp?

    Điều tra rừng là gì? Điều tra rừng trong tiếng Anh có tên gọi là gì? Phương án và báo cáo điều tra lâm nghiệp?

    Chế biến lâm sản là gì? Ngành công nghệ chế biến lâm sản?

    Chế biến lâm sản là gì? Chế biến lâm sản trong tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về ngành công nghệ chế biến lâm sản?

    Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng

    Các tiêu chí để xác định rừng đặc dụng? Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Thương binh hạng 4/4 mất thì thân nhân được hưởng chế độ gì?

    Quy định về chế độ ưu đãi người có công với cách mạng? Các thuật ngữ tiếng Anh? Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi? Trợ cấp tuất thân nhân của thương binh sẽ được hưởng?

    Đoàn viên ưu tú là gì? Hướng dẫn bình xét đoàn viên ưu tú?

    Đoàn viên ưu tú là gì? Đoàn viên ưu tú tiếng Anh là gì? Điều kiện công nhận đoàn viên ưu tú? Hướng dẫn bình xét đoàn viên ưu tú?

    Kịch bản chi tiết chương trình Đại hội công đoàn cơ sở mới nhất

    Khái niệm kịch bản đại hội công đoàn là gì? Kịch bản Đại hội công đoàn cơ sở tiếng Anh là gì? Gợi ý mẫu kịch bản? Hướng dẫn cách soạn thảo?

    Học sinh cá biệt là gì? Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt?

    Học sinh cá biệt là gì? Học sinh cá biệt tiếng Anh là gì? Nguyên nhân hình thành học sinh cá biệt? Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt?

    Đèn vàng có được vượt không? Mức xử phạt lỗi vượt đèn vàng?

    Đèn vàng có được đi không? Các trường hợp bị xử phạt khi vượt đèn vàng? Các trường hợp được đi tiếp bằng cách rẽ phải nếu gặp đèn đỏ, vàng. Những loại xe được ưu tiên vượt đèn đỏ, vàng.

    Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin bãi nại? Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt? Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Có đơn bãi nại có được miễn trách nhiệm hình sự? Đã viết đơn bãi nại có được khởi kiện lại không?

    Quá trình hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam

    Quá trình hình thành? Quân đội nhân dân Việt Nam tiếng Anh là gì? Quá trình phát triển? Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam?

    Mẫu bài tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ

    Các nội dung tham luận về công tác chuyên môn? Tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ tiếng Anh là gì? Mẫu bài tham luận?

    Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất

    Mẫu hợp đồng dịch vụ bằng tiếng anh? Mẫu hợp đồng dịch vụ dịch sang tiếng Anh là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ?

    Mẫu sổ kiểm thực và quy trình kiểm thực 3 bước ở mầm non

    Kiểm thực 3 bước là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu sổ kiểm thực ba bước? Quy trình kiểm thực ba bước ở mầm non như thế nào?

    Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

    Thông tin về cuộc thi? Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai tiếng Anh là gì? Đáp án của cuộc thi tổ chức năm 2022?

    Tự ái là gì? Dấu hiệu người có tính tự ái và cách khắc phục?

    Tự ái là gì? Tự ái tiếng Anh là gì? Dấu hiệu của người có tính tự ái? Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?

    Biểu cảm là gì? Đặc điểm và ví dụ? Cách làm bài văn biểu cảm?

    Biểu cảm là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm của biểu cảm? Ví dụ biểu cảm trong thơ văn? Cách làm bài văn biểu cảm?

    Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á

    Vị trí địa lý? Địa hình? Khí hậu? Sông ngòi, cảnh quan và thổ nhưỡng? Tài nguyên thiên nhiên? Thuận lợi và khó khăn từ tự nhiên mang lại?

    Nội dung và ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật

    Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì? Tính quy phạm phổ biến của pháp luật tiếng Anh là gì? Ý nghĩa? Lấy ví dụ?

    Hàng lậu là hàng gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu?

    Hàng lậu là hàng gì? Hàng lậu tiếng Anh là gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu? Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu?

    Hồ sơ, trình tự và thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Thay đổi người đại diện theo pháp luật: Hồ sơ, trình tự và thủ tục. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.

    Nghị quyết là gì? Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay dưới luật?

    Nghị quyết là gì? Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay dưới luật? Nghị quyết do chủ thể nào ban hành? Hiệu lực của Nghị quyết? Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản

    Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản/ Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá