Cẩu xe ô tô là một trong những hình thức tạm giữ phương tiện giao thông nếu người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Quá trình cẩu xe ô tô sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quy trình cẩu xe khi phương tiện đó có hành vi vi phạm giao thông?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quy trình cẩu xe vi phạm giao thông:
Cẩu phương tiện vi phạm là một trong những hình thức tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính. Quá trình cẩu phương tiện vi phạm cũng cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Việc cẩu phương tiện vi phạm, cụ thể trong trường hợp này là xe ô tô được coi là một trong những bước tạm giữ phương tiện hành chính để thực hiện các trường hợp sau:
– Cẩu phương tiện vi phạm nhằm mục đích ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính của các đối tượng vi phạm;
– Cẩu phương tiện vi phạm để bảo đảm cho quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc để xác minh các tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm;
– Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xuất trình được các loại giấy tờ cần thiết, trong đó có giấy tờ của chủ phương tiện và giấy tờ của phương tiện đó, như giấy phép lái xe giấy đăng ký phương tiện …
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra vi phạm giao thông, nếu nhận thấy không có chủ phương tiện giao thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông ở đó thì các lực lượng chức năng cần phải tiến hành hoạt động tạm giữ phương tiện căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022. Tuy nhiên, khi tạm giữ phương tiện thì cần phải có căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trường hợp chủ phương tiện hoặc những người điều khiển phương tiện không có mặt ở đó thì cần phải đưa các phương tiện ra khỏi nơi vi phạm, có thể cẩu phương tiện bằng nhiều cách thức khác nhau để đưa phương tiện về nơi tạm giữ. Theo đó, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, chủ phương tiện còn phải trả thêm các khoản tiền chi phí cho hoạt động cẩu phương tiện, kéo phương tiện về nơi tạm giữ.
Trước khi tiến hành hoạt động cẩu phương tiện, các lực lượng chức năng cần phải tiến hành thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, chụp ảnh và quay phim hình ảnh phương tiện tại địa điểm vi phạm. Sau đó, các lực lượng chức năng sẽ cần phải tiến hành hoạt động lập biên bản niêm phong phương tiện, đồng thời lấy chữ ký của nhân chứng trực tiếp chứng kiến hoặc đại diện của chính quyền địa phương nơi tạm giữ phương tiện, tại vị trí phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng sẽ thông tin vụ việc cho người dân ở đó biết, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở cảnh sát giao thông nơi cẩu phương tiện để giải quyết hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp nào cảnh sát giao thông được yêu cầu cẩu xe?
Theo quy định của pháp luật, cẩu phương tiện là một trong những hình thức tạm giữ phương tiện khi có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển phương tiện chỉ có lỗi đỗ xe trái quy định của pháp luật, đồng thời có mặt khi bị kiểm tra, xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân, giấy đăng ký phương tiện … thì sẽ không bị tạm giữ phương tiện. Chỉ khi nào người vi phạm vắng mặt, không có các loại giấy tờ hoặc không mang các loại giấy tờ theo như phân tích nêu trên, hoặc có mang các loại giấy tờ đó tuy nhiên không chịu xuất trình khi lực lượng chức năng có yêu cầu thì mới cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện bằng cách cẩu phương tiện đó, kéo phương tiện về nơi tạm giữ. Tuy nhiên, hoạt động cẩu phương tiện chỉ được diễn ra đối với một số lỗi nhất định. Những lỗi vi phạm giao thông bị cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện hiện nay đang được quy định tại Điều 82 của
– Điều khiển phương tiện là xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy trên đường tuy nhiên trong máu có nồng độ cồn, hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức an toàn được phép trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện ô tô, điều khiển mô tô, điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường bộ tuy nhiên trong cơ thể có chứa chất ma túy;
– Người điều khiển các phương tiện là xe ô tô, điều khiển xe mô tô, điều khiển xe gắn máy tự nhiên không chấp hành đầy đủ yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn của những người thi hành công vụ, không chấp hành đầy đủ yêu cầu về kiểm tra các chất ma túy trong cơ thể người của người thi hành công vụ;
– Điều khiển các phương tiện là xe ô tô lạng lách đánh võng, vượt quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, dùng chân để điều khiển vô lăng trong quá trình phương tiện đang lưu thông trên đường bộ, người vi phạm không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh dừng xe của những người thi hành công vụ hoặc gây ra tình trạng tai nạn giao thông;
– Điều khiển các phương tiện là xe ô tô tuy nhiên không có giấy đăng ký xe, không có biển số, không tuân thủ đầy đủ điều kiện về an toàn kĩ thuật;
– Điều khiển các phương tiện được xác định là xe mô tô, phương tiện xe gắn máy đi vào đường cao tốc, ngoại trừ các phương tiện phục vụ cho quá trình quản lý và bảo trì đường cao tốc;
– Điều khiển các phương tiện là xe mô tô, điều khiển xe gắn máy tuy nhiên không có giấy đăng ký xe được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, sử dụng các loại giấy tờ đăng ký xe bị tẩy xóa, sử dụng các loại giấy đăng ký xe tuy nhiên không có số không phải số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, có hành vi điều khiển các loại phương tiện không gắn biển số, gắn biển số tuy nhiên không đúng với biển số đã thực hiện thủ tục đăng ký ghi nhận trong giấy đăng ký xe, biển số không phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Không chấp hành đầy đủ điều kiện về trọng tài, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu báo hiệu là yêu cầu kiểm tra, sử dụng các thủ đoạn khác nhau để trốn tránh quá trình phát hiện của lực lượng chức năng khi điều khiển xe vượt quá trọng tải;
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại tương tự xe ô tô;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi điều khiển xe ô tô có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên.
3. Điều kiện của nơi tạm giữ phương tiện khi cẩu xe vi phạm giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, có quy định cụ thể về điều kiện đối với nơi tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông. Theo đó, nơi tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông có thể được xác định là nhà kho, bãi. Tuy nhiên, nhà kho/bãi cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Cần phải đảm bảo an toàn an ninh trật tự, có hệ thống hàng rào, có nội qui ra vào, quy chế bảo vệ môi trường, quy chế phòng cháy chữa cháy;
– Phải đảm bảo khô mát, thoáng khí, khô ráo, trường hợp nơi tạm giữ phương tiện bị tạm giữ ở ngoài trời thì cần phải bố trí đầy đủ mái che và có các phương án phù hợp để phòng chống nắng mưa;
– Có hệ thống thiết bị chiếu sáng, có trang thiết bị phòng chống chữa cháy, trang thiết bị và phương tiện kĩ thuật phù hợp cho quá trình quản lý bảo quản đối với từng loại tang vật và phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khác nhau;
– Đối với nhà kho sử dụng để quản lý và bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được xác định là các loại chất nguy hiểm, có khả năng gây ra cháy nổ, các loại chất độc hại, chất phóng xạ thì cần phải đảm bảo điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ, phòng chống độc hại, phòng chống các loại chất phóng xạ, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra đối với môi trường.
Theo đó thì có thể nói, khi tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông, nhà kho để tạm giữ phương tiện cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Nghị định 138/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
THAM KHẢO THÊM: