Quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn
Bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,.. là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất hiện nay. Bởi những vấn đề này có sức ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Để giảm thiểu tình trạng này cũng như có biện pháp khắc phục, pháp luật Việt Nam hiện hành đã ghi nhận và quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn. Vậy quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+
+
1. Quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn.
Tại Điều 102
+ Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ảnh sáng, bức xạ: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Đối với những phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Đối với trường hợp về quản lý và kiểm soát bụi mà bụi, khí thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Ngoài ra, pháp luật còn có các quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, theo đó tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kĩ thuật môi trường. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải thực hiện biện pháp giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư và trường hợp những tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ thì những trường hợp này phải có những có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật môi trường; cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Bên cạnh trách nhiệm của chủ phát sinh chất thải, pháp luật còn quy định trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lí chất thái (Điều 88
Bên cạnh đó, pháp luật quy định về quản lý chất thải nguy hại: Pháp luật có các quy định rất chặt chẽ và chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải nguy hại, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình quản lí chất thải nguy hại. Cụ thể:
+ Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng kí với cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại (Điều 90 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
+ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lí chất thải nguy hại phải được tiến hành theo cách: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lí đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lí chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lí chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường (Điều 91 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại được vận chuyển sang nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 2 Điều 92 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hoá học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lí thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý. Điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguyên nhân là: Địa điểm thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt; có khoảng cách bảo đảm để không ảnh hưởng xấu đối với môi trường và con người; có công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường;.
– Do đó, có thể thấy được việc quản lý và kiểm soát về bụi, khí thải, tiếng ồn là vô cùng quan trọng và đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình khắc phục sự cố môi trường và khôi phục môi trường. Hiện nay, vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí cũng được quan tâm rất nhiều, theo đó, kiểm soát ô nhiễm không khí có thể được hiểu là hoạt động mà các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí khỏi những tác động bất lợi từ phía con người và những biến đổi bất thường của thiên nhiên. Nói cách khác, đó là những hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí và tiến tới cải thiện chất lượng không khí. Các hoạt động này rất phong phú đa dạng song dưới góc độ pháp lí, có thể kể đến một số hoạt động như: Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí. Đây là hoạt động khá quan trọng mà các cơ quan nhà nước cần phải tiến hành để đánh giá, kiểm soát sự thay đổi của môi trường không khí ở từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này đồng thời cũng là cơ sở pháp lí để Nhà nước kiểm soát những tác động tiêu cực gây ra cho không khí từ các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân. Kiểm soát ô nhiễm không khí thông qua hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí. Đây là những hoạt động nhằm khắc phục và giảm thiểu những tác nhân như trình độ và kĩ thuật lập pháp còn có những hạn chế, nhận thức chưa cao về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường…
– Có thể thấy được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi, tiếng ồn, được xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
+ Không khí là thành phần môi trường không được xác định thuộc quyền khai thác hay sử dụng của chủ thể cụ thể nào. Nó thuộc quyền sử dụng chung cho mọi tổ chức, cá nhân. Vì thế, môi trường không khí thường ít được quan tâm do nó không gắn với lợi ích cụ thể, rõ ràng của một tổ chức, cá nhân nào.
+ Giá trị kinh tế của môi trường không khí không dễ nhìn thấy mặc dù nó là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất. Với các thành phần môi trường khác như rừng, nước, khoáng sản… người ta có thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế của nó và chú ý bảo vệ. Riêng với môi trường không khí, khi lợi ích kinh tế không hiển hiện thì việc thiếu quan tâm, bảo vệ nó cũng là điều dễ hiểu.
+ Những tác động tiêu cực do tình trạng ô nhiễm không khí gây ra thường chủ yếu là đối với sức khoẻ con người, đối với chất lượng môi trường sống. Đây lại là vấn đề mà người dân Việt Nam chưa thực sự quan tâm, nhất là khi nỗi lo cho đời sống vật chất trước mắt còn quá bộn bề.
+ Nhận thức chưa cao về bảo vệ môi trường và phát triển bển vững trong phát triển công nghiệp. Phần lớn các cơ sở công nghiệp (tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí) chỉ chú ý tới những lợi ích trước mắt mà không tính đến bảo vệ bầu không khí chung cho cả cộng đồng.
+ Do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính hạn hẹp, nên Nhà nước không thể yêu cầu họ phải thoả mãn ngay được các đòi hỏi cao về bảo vệ môi trường không khí. Mặt khác, khả năng vận hành các thiết bị công nghệ xử lí khí thải của các doanh nghiệp cũng còn thấp nên tình trạng vi vi phạm pháp luật vẫn xảy ra.
+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường không khí đòi hỏi rất cao về trình độ chuyên môn trong khoa học kĩ thuật. Yêu cầu này rất khó thoả mãn khi phần lớn các thẩm phán và thanh tra Nhà nước về bảo vệ môi trường chỉ được đào tạo về khoa học pháp lý. Vì vậy, tình trạng xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm minh hay còn bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí của hệ thống cơ quan này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo vệ môi trường không khí.
– Do đó, quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu và việc quy định về quản lý và kiểm soát là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tình hình thực tại hiện nay và cả trong tương lai. Do sự phát triển của kinh tế, xã hội, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, những phương tiện giao thông được sử dụng ngày càng phổ biến hơn,… điều này là những tác nhân dẫn đến việc ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, khí thải, khói bụi.