Thương nhân nhận nhượng quyền phải thực hiện những nghĩa vụ gì? Đơn phương chấm dứt hoạt động nhượng quyền thương mại? Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thương mại? Hợp đồng nhượng quyền thương mại có phải công chứng không?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về nhượng quyền,
Trong những năm qua, tình hình kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt, Nhà nước ta chủ trương mở cửa hội nhập với kinh tế quốc tế, điều này thể hiện rõ qua việc ký kết các hiệp định về kinh tế trong khu vực và thế giới. Chính những điều này đã đưa Việt Nam trở thành thị trường triển vọng đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội từ các thị trường nước ngoài. Có thể nói, trong giai đoạn này, một trong những xu hướng kinh doanh phổ biến nhất chính là Nhượng quyền thương mại. Theo thống kê từ Bộ Công Thương, chỉ riêng năm 2018 đã cấp phép cho 17 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, tăng số doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép nhượng quyền lên đến hơn 200 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước cũng đang theo kịp xu thế phát triển này với những thương hiệu nhượng quyền ra nước ngoài như trà sữa Hoa Hướng Dương, cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Highlands Coffee, bánh mỳ Tuấn mập, Viva star coffee…
Vậy, chúng ta hiểu nhượng quyền,
Luật sư
Các vấn đề về nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại ở nước ta đang đươc quy định tại Luật thương mại 2005, Nghị định 35/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại được hiểu như thế nào?
– Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005, chúng ta có thể hiểu nhượng quyền thương mại chính là một hoạt động trong thương mại trong đó có sự tham gia của thương nhân Việt Nam hay nước ngoài gọi chung là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ cấp quyền cho bên nhận quyền được thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng về hàng hóa, dịch vụ liên quan đến các nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền theo cách thức tổ chức kinh doanh của bên nhượng quyền. Đồng thời, được bên nhượng quyền trợ giúp, kiểm soát về việc kinh doanh đó.
Trong nhượng quyền thương mại, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác, họ sẽ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định tại Điều 286, 287 Luật thương mại 2005 như sau:
– Thương nhân nhượng quyền được nhận tiền nhượng quyền, thực hiện các hoạt động quảng cáo, kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền phải thực hiện các hoạt động, công việc như cung cấp tài liệu, đào tạo, trợ giúp, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng được nhượng quyền,…để đảm bảo hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền.
– Đối với thương nhân nhận quyền, cơ sở xác lập quyền chính là việc thực hiện các nghĩa vụ trên của bên nhượng quyền như được cung cấp đầy đủ các trợ giúp, đối xử bình đẳng,…Đồng thời, họ sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ với bên nhượng quyền như thanh toán các khoản tiền về nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu, thực hiện các công việc liên quan đến việc mua bán, cung ứng dịch vụ để đảm bảo hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền. Khi hợp đồng nhượng quyền đã chấm dứt phải ngừng ngay sử dụng các đối tượng được nhượng quyền.
Lưu ý: Thương nhân chỉ được phép nhượng quyền thương mại khi đảm bảo được đối tượng sẽ nhượng quyền có thời gian ít nhất là 1 năm hoạt động (Điều 8 Nghị định 8/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 6
Thứ hai, một số chú ý về hợp đồng nhượng quyền thương mại
– Từ khái niệm về hợp đồng tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thỏa thuận giữa các thương nhân về các vấn đề liên quan đến mua bán, cung ứng dịch vụ đối với các đối tượng sẽ được nhượng quyền bao gồm cả việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt về quyền, nghĩa vụ của các bên.
– Khi thỏa thuận giao kết về hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại cần phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác trong đó có nêu rõ các thỏa thuận liên quan đến nội dung nhượng quyền như đối tượng, giá cả, phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, cần thỏa thuận rõ ràng về thời hạn có hiệu lực của hợp đồng cũng như vấn đề gia hạn hay chấm dứt, giải quyết tranh chấp,.. đảm bảo có căn cứ để giải quyết nếu phát sinh tranh chấp.
+ Các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về ngôn ngữ, thời hạn của hợp đồng. Như vậy, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thời hạn đã thỏa thuận, chỉ trừ các trường hợp sau:
- Có chuyển giao quyền thương mại
- Hợp đồng đơn phương chấm dứt do vi phạm về nghĩa vụ, thương nhân nhận quyền vi phạm pháp luật có khả năng gây thiệt hại lớn về uy tín hoặc không còn đủ điều kiện để tiến hành công việc kinh doanh, bị giải thể, phá sản (Điều 16
Nghị định 35/2006/NĐ-CP )
– Trong trường hợp nếu được bên nhượng quyền đồng ý, bên nhận quyền có thể nhượng quyền lại cho một bên thứ 3 và thương nhân nhận lại quyền này cũng sẽ phải thực hiên các quyền và nghĩa vụ đối với thương nhân nhượng quyền giống như thương nhân đã nhận quyền. (Điều 290 Luật thương mại 2005).
– Trường hợp thương nhân Việt Nam muốn giao kết hợp đồng nhượng quyền với thương nhân từ nước ngoài vào Việt Nam cần xác định rõ thương nhân đó thực hiện việc đăng ký tại Bộ thương mại hay chưa nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý cho việc nhượng quyền được thực hiện. Đối với những trường hợp khác như nhượng quyền ở trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài, pháp luật không yêu cầu phải đăng ký nhưng phải báo cáo với Sở Công Thương (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP bổ sung Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP)
Mục lục bài viết
1. Thương nhân nhận nhượng quyền phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có một thắc mắc muốn luật sư tư vấn giúp tôi, tôi là thương nhân, khi tôi nhận quyền trong nhượng quyền thương mại thì tôi có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Luật sư tư vấn:
Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Như vậy, khi đã nhận được quyền thương mại thì thương nhân phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đơn phương chấm dứt hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Nhượng quyền thương mại
Luật Thương mại 2005 quy định: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kèm theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ trúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh”
2. Đơn phương chấm dứt hoạt động nhượng quyền thương mại
Có thể thấy giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết. Đây là đặc điểm giúp chúng ta nhận biết sự khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và các hoạt động thương mại khác. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp pháp luật cho phép các bên đơn phương chấm dứt hoạt động nhượng quyền thương mại, Các trường hợp này được quy định tại Điều 16, Nghị định 35/2006/NĐ- CP như sau:
– Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp bên nhượng quyền vi phạm các nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005.
– Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp: bên nhận quyền không còn giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của bên nhượng quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam; bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm tọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại; bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ bên nhượng quyền.
3. Điều kiện mở cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia. Tôi có một người bạn hiện đang sống tại Singapore (lấy chồng và định cư theo chồng). Cô ấy muốn mở cửa hàng nhượng quyền cho thương hiệu 7eleven (cửa hàng tiện ích như mô hình cửa hàng tiện ích 24/7 của Nhật) tại Việt Nam. Xin Luật Dương Gia tư vấn giúp bạn tôi cần có các điều kiện gì để có thể kinh doanh cửa hàng nhượng quyền này tại Việt Nam.
Luật sư tư vấn:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
+ Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Bạn lưu ý một vấn để liên quan đến việc mở cửa hàng.
Thứ nhất: Nếu đang có quốc tịch Việt Nam thì tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Thứ hai: Nếu không còn quốc tịch Việt Nam mà đã chuyển sang quốc tịch Singapore thì phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 và thực hiện đầu tư theo các hình thức luật định.
Ngoài ra nếu kinh doanh cửa hàng nhượng quyền thì bên bạn của bạn phải tuân thủ theo quy định của Luật thương mại 2005.
4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có phải công chứng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi Hợp đồng nhượng quyền thương mại có cần phải có xác nhận của cơ quan công chứng không? Trường hợp không ký tại cơ quan công chứng thì hợp đồng đó có hiệu lực không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 về Hợp đồng nhượng quyền thương mại thì Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
“Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”
Theo các căn cứ nêu trên thì Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết nếu như các bên không có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực.
Luật sư tư vấn pháp luật thương mại qua tổng đài:1900.6568
Điều 401 “
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, hình thức của hợp đồng chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định.
Do đó, vì pháp luật không quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được công chứng, chứng thực, nên việc hợp đồng nhượng quyền thương mại không được kí kết tại cơ quan công chứng không làm ảnh hưởng đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.