Pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, hành chính đều quy định việc xét xử được diễn ra với hai cấp xét xử, bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên cấp xét xử phúc thẩm không được đặt ra đối với tất cả các vụ án, vụ việc mà chỉ áp dụng khi có đơn kháng cáo của người có quyền kháng cáo.
Mục lục bài viết
1. Kháng cáo là gì?
Kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, nhưng trước hết kháng cáo là quyền tố tụng quan trọng, được pháp luật TTHS Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện để những chủ thể có quyền kháng cáo được thể hiện sự không đồng tình của mình đối với phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm về kháng cáo chưa được định nghĩa cụ thể ở góc độ pháp luật và vẫn còn những cách hiểu khác nhau. Việc làm rõ khái niệm này có ý nghĩa trong việc nhận thức đúng đắn cả lý luận và thực tiễn về kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự.
Quyền kháng cáo đã tồn tại từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, nhưng dưới tên gọi là “kêu oan”. Trong Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được ban hành vào năm 1777 dưới thời vua Lê Hiển Tông có quy định: “Mọi trường hợp bị người quyền quý ức hiếp thiệt hại nặng, cùng các trường hợp oan ức, không biết khám lệ ở nhà môn nào, cho khua chiêng gióng mõ kêu oan”. Khi bàn về chế định kháng cáo trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời kì Hậu Lê, tác giả Ngô Thanh Xuyên đã đưa ra ghi nhận rằng khái niệm kháng cáo đã xuất hiện trong pháp luật phong kiến Việt Nam, theo đó: “Nhân dân, người kiện cáo khi chưa phục tình, tình lý có điều gì bức bách sẽ thực hiện quyền kháng cáo, quyền phúc cáo lên cơ quan tài phán cấp trên trực tiếp” .
Ở góc độ ngôn ngữ, “kháng” có nghĩa là “chống lại”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2006,kháng cáo là “Chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử”. Quan điểm này đã đưa ra được bản chất của kháng cáo là “chống án”, tức là chống lại, phản đối phán quyết của Tòa án và yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử”lại. Tuy nhiên, khái niệm này còn mang tính khái quát về chưa cụ thể; chưa đề cập đến những vấn đề có liên quan như đối tượng, chủ thể của kháng cáo.
Tác giả Đinh Văn Quế cho rằng:“Kháng cáo là biểu thị sự không đồng ý của mình đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và đề nghị (yêu cầu) Tòa án cấp trên xét xử lại ”. Khái niệm tuy đã đưa ra được những vấn đề có liên quan như chủ thể, đối tượng của kháng cáo nhưng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý như: tác giả cho rằng đối tượng của kháng cáo là bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa đầy đủ mà phải là bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; chủ thể có quyền kháng cáo trong khái niệm này chưa xác định cụ thể là ai; thẩm quyền xét xử phúc thẩm thuộc về “Tòa án cấp trên” là chưa chính xác bởi chỉ Tòa án cấp trên trực tiếp mới có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp: “Kháng cáo là hành vi chống án, yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật trong trường hợp đương sự không đồng ý với toàn bộ bản án hoặc một phần của bản án, quyết định sơ thẩm”. Quan điểm này nhìn chung đã nêu được những vấn đề cơ bản của khái niệm kháng cáo.Tuy nhiên hiện nay khoa học pháp lý đã không còn ghi nhận cách sử dụng thuật ngữ “chống án”. Bên cạnh đó, điểm g khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định “đương sự” gồm: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Vậy việc gọi chủ thể của kháng cáo là “đương sự” trong khái niệm này là chưa đầy đủ.
Trong Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm kháng cáo là “quyền của những chủ thể theo quy định của pháp luật được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”.Quan điểm này tuy về cơ bản đã cụ thể hóa được các vấn đề liên quan đến kháng cáo, nhưng việc cho rằng “Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm” là không hợp lý mà cần được nêu rõ Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà Bản án chưa có hiệu lực pháp luật, còn đối với quyết định thì xét lại chứ không phải là xét xử lại mới chính xác.
Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, kháng cáo là “quyền của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật” . Có thể thấy đây là khái niệm hợp lý nhất, khẳng định rõ đối tượng kháng cáo là bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật và Tòa án có thẩm quyền phúc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm cũng như đối với bản án là xét xử lại còn quyết định chỉ là xét lại là phù hợp với lý luận và thực tiễn.
Nhìn chung, các quan điểm về khái niệm kháng cáo nói trên tuy khác nhau về góc độ tiếp cận nhưng vẫn có tính thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản như đều xác định kháng cáo là quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, thể hiện sự không đồng tình của mình đối với bản án, quyết định sơ thẩm,... Tuy nhiên, để làm rõ một cách hợp lý và khoa học về khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, cần xuất phát từ những cơ sở lý luận sau đây:
Thứ nhất, kháng cáo nói chung và kháng cáo trong tố tụng hình sự nói riêng là một trong những quyền cơ bản của con người, không chỉ được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam mà còn được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế.Khoản 5 Điều 14 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: “Bất kỳ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu cầu tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định của pháp luật”. Trong pháp luật Việt Nam, quyền kháng cáo là quyền của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật thể hiện sự bất đồng của mình thông qua việc yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm. Như vậy, có thể hiểu kháng cáo là “quyền mà pháp luật dành cho những người tham gia tố tụng được đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đang còn trong thời hạn kháng cáo”.
Thứ hai, kháng cáo là quyền luật định cho những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử nhưng không phải người tham gia tố tụng nào cũng có quyền kháng cáo. Chủ thể của quyền kháng cáo là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa án, thực hiện quyền kháng cáo để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với phán quyết của Tòa án mà theo họ là không hợp lý, thiếu căn cứ và không hợp pháp. Nói cách khác chỉ những chủ thể là người tham gia tố tụng được pháp luật quy định thì mới có quyền kháng cáo.
Thứ ba, cũng như việc thực hiện những hoạt động tố tụng khác, kháng cáo phải được thực hiện một cách hợp pháp theo đúng quy định về thủ tục, thời hạn, giới hạn cũng như các quy định khác của pháp luật. Kháng cáo là cơ sở, là nội dung của xét xử phúc thẩm. Theo đó, kháng cáo là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Đúng như Điều 345 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo,...”. Như vậy, trường hợp kháng cáo của người tham gia tố tụng đúng theo trình tự, thủ tục luật định thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét lại những nội dung bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo không được coi là hợp pháp nếu nó không biểu hiện bằng những cách thức cụ thể trong một khoảng thời gian mà pháp luật quy định. Chỉ khi đảm bảo các yêu cầu về tính hợp pháp thì kháng cáo mới được xem là cơ sở để phát sinh thủ tục phúc thẩm.
Thứ tư, đối tượng của kháng cáo là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Sau khi xét xử sơ thẩm, pháp luật sẽ quy định một khoảng thời gian để một số người tham gia tố tụng xem xét việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm trước khi bản án, quyết định sơ thẩm đó có hiệu lực pháp luật. Khi có kháng cáo Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.
Thứ năm, kháng cáo có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại và đương sự. Thông qua việc kháng cáo, Tòa án cấp trên trực tiếp có cơ sở để xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Từ đó kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm đó, đồng thời khắc phục kịp thời các thiếu sót, sai lầm trong việc xét xử của Tòa án cấp dưới.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự là quyền của bị cáo, bị hại, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong thời hạn theo quy định của pháp luật, tuân theo thủ tục luật định yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật.
2. Thủ tục kháng cáo:
– Bước 1, gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp:
Người kháng cáo tiến hành gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Nếu bị cáo đang bị tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ hoặc Giám thị Trại tạm giam tiếp nhận đơn kháng cáo và có nghĩa vụ giao lại đơn cho Tòa án sơ thẩm đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
Nếu không làm đơn hoặc không thể làm đơn kháng cáo, người kháng cáo có thể tiến hành trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo của mình.
Trong quá trình gửi đơn kháng cáo, người kháng cáo có thể gửi kèm theo các bằng chứng, chứng cứ, tài liệu liên quan nếu có để chứng minh về việc kháng cáo là có căn cứ và làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Bước 2, tiếp nhận và xử lý đơn:
+ Tòa án cấp sơ thẩm sau khi tiếp nhận được đơn hoặc biên bản về việc kháng cáo phải tiến hành thủ tục vào sổ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo:
Nếu người viết đơn kháng cáo là người không có quyền kháng cáo thì trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận được đơn, Tòa án tiếp nhận đơn trả lại đơn cho người kháng cáo đồng thời
Tuy nhiên việc trả lại đơn kháng cáo của Tòa án có thể bị khiếu nại trong thời hạn bảy ngày tính từ ngày nhận được thông báo và cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành.
– Bước 3, thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm:
Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của
3. Quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ở Đô Lương, Nghệ An. Con trai tôi 17 tuổi, do uống rượu say nên đã gây gổ với bạn bè. Trong lúc lời qua tiếng lại, do thiếu kiềm chế, cháu đã dùng dao đâm chết người. Vụ án sắp được đưa ra xét xử. Tôi nghe nói nếu sau khi xét xử, thấy tòa tuyên án nặng, là có quyền làm đơn kháng cáo. Xin quý Công ty giải thích cho tôi vấn đề này?
Luật sư tư vấn:
Kháng cáo là quyền của một số người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn và theo thủ tục nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Kháng cáo cũng đồng nghĩa với chống án mà trước đây và hiện nay một số người vẫn thường dùng. Tuy nhiên, Bộ Luật Tố tụng hình sự không dùng từ chống án nên trong các văn bản có tính chất pháp lý chỉ sử dụng từ kháng cáo. Có thể hiểu kháng cáo là chống án lên tòa án cấp trên yêu cầu xét xử lại.
Theo quy định tại Điều 231 BLTTHS, những người sau đây có quyền kháng cáo:
– Bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ.
– Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ.
– Người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần.
– Nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
– Bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
– Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ.
Trong số những người có quyền kháng cáo, phạm vi quyền kháng cáo của họ tùy thuộc vào địa vị pháp lý của mỗi người khi tham gia tố tụng. Chẳng hạn bị cáo có quyền kháng cáo toàn bộ bản án, nhưng những người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ được kháng cáo những quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Thời hạn kháng cáo được quy định tại điều 234 BLTTHS như sau:
– Đối với những người có mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
– Đối với những người vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng cáo trên là đối với bản án sơ thẩm, riêng đối với quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 7 ngày kể từ ngày nhận quyết định.
4. Thủ tục kháng cáo vụ án hình sự:
Tôi đã tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự tại
Trả lời:
Chào bạn! Về vấn đề của bạn Luật sư tư vấn như sau:
Trong trường hợp của bạn, trước tiên bạn cần chú ý về thời hạn kháng cáo để có thể kháng cáo đúng hạn. Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự:
“1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
…
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn”.
Như vậy, theo quy định về thời hạn kháng cáo trên thì bạn cần nộp đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm nơi đã xử sơ thẩm theo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày……tháng…….năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi: – Toà án nhân dân thành phố …..
– Toà án nhân dân quận …..
Tôi tên là : ….. Sinh năm: …..
Thường trú: …..
Tôi bị cáo, toà án nhân dân quận ……. xét xử sơ thẩm ngày ……về tội danh: …… với mức án là …năm tù giam.
Tôi làm đơn này xin quý Toà xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm của Toà án Nhân Dân huyện….
Nội dung kháng cáo:
Xem xét giảm hình phạt với những lý do sau đây:
Tôi biết mình đã có những hành vi mà pháp luật đã cấm công dân không được thực hiện, nhưng tôi rất mong muốn quí cơ quan xem xét đến điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của tôi:
– Từ trước cho đến khi phạm tội, tôi chưa có tiền án tiền sự, luôn chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Trong quá trình giải quyết vụ án tôi thật sự đã nhận ra khuyết điểm và thành thật ăn ăn hối cải, thành khẩn khai báo, giúp đỡ cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ nội dung vụ án.
…
Vì những lý do trên tôi nhận thấy Toà sơ thẩm truy cứu tôi theo ….với hình phạt… ….năm tù giam là quá nặng.
Nay tôi làm đơn này kháng cáo xin Quý Toà xem xét giảm nhẹ hình phạt giúp tôi sớm có điều kiện hoà nhập xã hội và làm lại cuộc đời.
Trên đây là nội dung và yêu cầu kháng cáo, kính mong quý cơ quan xem xét.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Nguyễn Văn A
5. Trình tự thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm:
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua, cháu tôi bị TAND huyện xử phạt hai năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị với Hội đồng xử án xử phạt cháu tôi từ 2 – 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Trong phần tranh luận trước Tòa, vị luật sưbạno chữa cho cháu tôi cũng đã nêu lên hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của cháu (cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ) và nêu các tình tiết giảm nhẹ cũng như đề nghị Tòa án xử phạt án treo. Cuối cùng, Tòa án vẫn xét xử 2 năm tù giam (cháu tôi lúc phạm tội chỉ mới 16 năm 2 tháng tuổi, lúc xét xử vừa đúng 16 tuổi rưỡi). Với tư cách là người giám hộ, tôi muốn chống án lên Tòa án cấp trên xét xử lại nhẹ hơn. Tôi nghe nói, chống án thì Tòa án cấp trên có thể sẽ xử nặng hơn (Vì ở nơi tôi cư trú cũng đã có trường hợp chống án bị xử nặng hơn), xin chỉ dẫn giùm tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo các Điều 231 – 232 – 234 Bộ luật Tố tụng hình sự:
– Sau khi xét xử lần đầu (gọi là xét xử sơ thẩm) thì bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo (chống án) bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Bà có thể làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho cháu bạn.