Tôi làm việc tại một công ty nước ngoài, hợp đồng ký kết là loại hợp đồng không xác định thời hạn, tôi xin nghỉ với lý do khám chữa bệnh, có làm đơn báo trước cho người sử dụng lao động .
Hợp đồng lao động được xem là giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý đối với các bên đó là người lao động và người sử dụng lao động bởi vì trong đó có chứa sự thỏa thuận giữa hai bên về thay đổi, phát sinh hoặc có thể là chấm dứt hợp đồng the quy định của pháp luật. Hợp đồng lao động còn ràng buộc quyền và nghĩa vụ của hai bên phải thưc hiện khi đã tiến hành kí kết với nhau hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó thì người lao động và người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bên còn lại trong các trường hợp cụ thê do pháp luật quy định, tuy nhiên nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên còn lại theo quy định, Nếu muốn hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thực hiện theo quy định về thời hạn và thông báo cho bên còn lại biết về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình. Vậy cụ thể hơn về các quy định về hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Lao dộng 2019
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Quy định về hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại một công ty nước ngoài, hợp đồng ký kết là loại
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật lao động 2019 quy định:
“ Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy từ quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy pháp luật quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong nhiều trường hợp theo quy định của Pháp luật. Theo đó mà người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của mình như đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động có báo trước và sẽ được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng Pháp luật.
Hơn nữa việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể gọi nôm na là rút khỏi một hợp đồng đã được giao kết trước đó được xác lập bởi bên sử dụng lao động và người lao động. Xét dựa trên nguyên tắc, việc phá vỡ cam kết thì sẽ không được khuyến khích, nếu như không muốn nói là bị cấm. Bên cạnh đó, nếu như pháp luật hợp đồng nói chung trù liệu cho việc phá vỡ cam kết một cách chủ động chỉ trong một số trường hợp được dự kiến và bên phá vỡ cam kết luôn phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định, thì luật lao động xem việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động như một quyền quan trọng của người lao động được pháp luật ghi nhận, quan trọng không kém quyền được giao kết hợp đồng lao động.
Nếu trường hợp mà các bên muốn hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động đề ra. cụ thể:
” Điều 38. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.”
Như vậy:
+ Thứ nhất: Thời hạn 45 ngày là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật
+ Thứ hai: Có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ( thông báo lại cho bên công ty bằng văn bản về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và có sự đồng ý của bên đó)
Theo như quy định trên đây nếu có trường hợp trong những trường hợp nêu trên không quy định theo hướng một bên muốn hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải có sự đồng ý của bên kia thì thực sự đã gây khó khăn cho ben còn lại vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của cả hai bên trong quan hệ hợp đồng lao động do pháp luật quy định. Theo quy định của
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đòng lao động người lao động cần thực hiện như thế nào?
Bước 1: Phải đưa ra lý do nghỉ việc và báo cho người sử dụng lao động biết trước một thời hạn theo quy định của pháp luật (báo trước có thể là báo bằng văn bản, bằng email, lời nói, tin nhắn hoặc các phương tiện bất kỳ miễn là có căn cứ chứng minh về việc báo trước này). Riêng đối với người lao động làm việc theo
Thời hạn báo trước phải căn cứ theo Khoản 2 Điều 37 của Bộ Luật lao động 2012 (Cụ thể: Tùy theo loại hợp đồng, lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà phải báo trước 3 ngày, 30 ngày hoặc 45 ngày, cụ thể vui lòng tham khảo nội dung trích dẫn tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012 như bên dưới);
Bước 2: Trong thời gian chờ nghỉ việc như đã báo trước, nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ việc luôn và người lao động cũng đồng ý mà không chờ hết thời hạn báo trước, thì người lao động phải yêu cầu người sử dụng lao động ra văn bản thể hiện sự đồng ý cho nghỉ việc. Trường hợp này sẽ thuộc trường hợp thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mà không phụ thuộc vào thời hạn báo trước.
Bước 3: Đến sát ngày nghỉ việc, người lao động phải chủ động yêu cầu người sử dụng lao động bố trí nhân sự nhận bàn giao lại công việc, dụng cụ do người sử dụng lao động bàn giao trước đây (nếu có), lập biên bản về việc bàn giao này trước khi nghỉ việc.
Bước 4: Nghỉ việc sau khi đã thống nhất với người sử dụng lao động về việc trả tiền lương, thưởng còn lại (nếu chưa trả hết đến ngày nghỉ việc) và hỏi người sử dụng lao động để chốt thời hạn bàn giao trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Kết luận: Qua những thông tin như trên chúng tôi cung cấp thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của hai bên đó là phía người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên việc thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định của pháp luật lao động đưa ra. Khi muốn hủy bỏ vệc đon phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo lại cho bên công ty mình đang làm việc bằng văn bản về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và có sự đồng ý của bên phía người sử dụng lao động mặc dù phía người lao động có quyền nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện tôn trọng và lưu ý về thời hạn do pháp luật quy định về hủy bỏ vệc đon phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.