Quy định về hệ thống cơ quan điều tra hình sự tại Việt Nam? Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động Điều tra hình sự?
Điều tra hình sự là một giai đoạn trong tố tụng hình sự để có thể tiến hành các hoạt động điều tra tìm ra căn cứ chứng minh quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, có thể nói cơ quan điều tra đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tra để kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra được tổ chức hệ thống chặ chẽ theo quy định. Vậy pháp luật quy định về hệ thống cơ quan điều tra hình sự tại Việt Nam như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về hệ thống cơ quan điều tra hình sự tại Việt Nam
Hệ thống cơ quan điều tra hình sự tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Cụ thể bao gồm:
1. Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân.
2. Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân.
3. Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Căn cứ dựa trên quy định này, hệ thống cơ quan điều tra có 03 cơ quan của công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, theo đó những cơ quan này có trách nhiệm cũng như thực hiện quyền hạn của mình trong những trường hợp cụ thể. Mỗi cơ quan sẽ tiến hành hoạt động điều tra dưới góc độ thẩm quyền của cơ quan đó đối với vụ án hình sự. Tuy nhiên có sự kết hợp và thống nhất với nhau trong hoạt động điều tra.
Theo quy định của pháp luật đề ra chúng ta có thể hiểu cơ quan điều tra hình sự là cơ quan đầu tiên tiếp cận những thông tin về tội phạm, cơ quan này sẽ thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh có hay không tội phạm xảy ra và thông qua đó xác định ai là người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác của vụ án. Hoạt động điều tra của cơ quan điều tra là nhân tố quan trọng quyết định để giải quyết một vụ án hình sự vì thông qua hoạt động điều tra để quyết định khởi tố hay không khởi tố dựa trên các thông tin và chứng cứ trong quá trình điều tra.
Theo quy định như trên chúng ta có thể thấy cơ quan điều tra hình sự ở nước ta được tổ chức trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Là cơ sở hình thành hệ thống cơ quan điều tra tại Việt Nam bao gồm hệ thống cơ quan Điều tra của Công an nhân dân, cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân, cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mỗi cơ quan được quy định thẩm quyền nhất định trong hoạt động điều tra trong phạm vi từng loại tội phạm, từng loại đối tượng khác nhau và theo phạm vi quản lý. Bên cạnh đó tại mỗi cơ quan điều tra được tổ chức theo từng cấp điều tra nhất định để tránh sự chồng chéo thẩm quyền và tạo sự linh hoạt trong công tác điều tra vụ án hình sự.
Ngoài các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự thì trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật còn cho phép một số cơ quan được tiến hành hoạt động điều tra như: Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Kiểm ngư, các cơ quan khác ngoài Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, cơ quan khác ngoài Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân. Bên cạnh đó nên các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ được hoạt động điều tra trong phạm vi quyền hạn được giao và trên phạm vi mà mình quản lý.
2. Trách nhiệm của cơ quan điều tra trong hoạt động Điều tra hình sự
Căn cứ theo quy định tại điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động Điều tra hình sự Luật tổ chức cơ quan điêu tra hình sự 2015 quy định cụ thể:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm, vụ việc phạm tội, kiến nghị khởi tố; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, quyết định và tạo Điều kiện để Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động Điều tra hình sự.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm
3. Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, tố giác, báo tin về tội phạm và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
Trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đầu tiên cần đặt ra trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước hay bộ máy Nhà nước. Đấu tranh phòng chống tội phạm vừa thể hiện tính chất chuyên chính của Nhà nước, vừa thể hiện tính chất xã hội, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và mỗi công dân. Đấu tranh phòng chống tội phạm là góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, là trách nhiệm chung của cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó cần phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình và đề ra những kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.
Cách hiểu phổ biến hiện nay cho rằng: Điều tra là hoạt động của Cơ quan điều tra trong điều tra vụ án hình sự. Theo cách hiểu này, điều tra là tổng hợp tất cả các hành vi thực hiện trong giai đoạn điều tra và do một Cơ quan điều tra thực hiện. Ví dụ cụ thể như Trong cuốn tìm hiểu luật tố tụng hình sự chúng ta có thể thấy “Điều tra là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động điều tra, quyết định truy tố bị can làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án”; hoặc “Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự, trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người phạm tội”.
Có thể thấy đây được xem là ranh giới không rõ ràng giữa chức năng của Cơ quan điều tra với hoạt động điều tra, đồng nhất giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra, coi hoạt động điều tra gồm mọi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra và nhìn nhận về hoạt động điều tra mang tính cục bộ, phiến diện, bó hẹp phạm vi hoạt động điều tra chỉ được tiến hành trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trên thực tế, hoạt động điều tra được tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự với những mục đích khác nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án.
Bên cạnh đó hoạt động điều tra đã được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện nay có những nhận thức khác nhau, chưa thống nhất về hoạt động điều tra nên dẫn đến những vấn đề phát sinh đó là có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm điều tra, thẩm quyền điều tra vụ án và hoạt động điều tra; giữa giai đoạn điều tra với hoạt động điều tra. Thế nên vô tình đồng nhất hoạt động điều tra với các hoạt động khác của Cơ quan điều tra, bó hẹp phạm vi chủ thể, phạm vi thời gian của hoạt động điều tra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về hệ thống cơ quan điều tra hình sự tại Việt Nam” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin trên của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn đọc.