Công trình xây dựng được xem là sản phẩm tạo ra bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng và các trang thiết bị lắp đặt vào công trình. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề giao thầu đối với công trình xây dựng đặc thù?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giao thầu đối với công trình xây dựng đặc thù:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 128 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về công trình xây dựng đặc thù. Theo đó, công trình xây dựng đặc thù bao gồm các công trình sau đây:
-
Công trình bí mật nhà nước;
-
Công trình xây dựng tạm;
-
Và công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp.
Giao thầu đối với công trình xây dựng đặc thù cũng là một trong những vấn đề được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, giao thầu đối với công trình xây dựng đặc thù cũng được thực hiện tương tự giống công trình thông thường khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, có quy định về quản lý công tác thiết kế xây dựng. Theo đó:
-
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình là cá nhân phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện trên thực tế; việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, chủ đầu tư, tổ chức và người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình về chất lượng thiết kế công trình xây dựng do mình thực hiện;
-
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình làm tổng thầu thiết kế thì cá nhân nhà thầu này phải đảm nhận toàn bộ những công việc thiết kế chủ yếu của công trình xây dựng và đồng thời chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng đối với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ là cá nhân chịu trách nhiệm về tiến độ xây dựng, chất lượng thiết kế xây dựng công trình trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận;
-
Trong suốt quá trình thiết kế công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng cấp quốc gia, công trình có quy mô lớn, công trình xây dựng có kĩ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đưa ra đề xuất phương án với chủ đầu tư để thực hiện các thí nghiệm có liên quan, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình xây dựng đó, nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng và bảo đảm yêu cầu an toàn kĩ thuật và an toàn cho toàn bộ công trình;
-
Sau khi thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện trên thực tế, sự phù hợp về quy cách, số lượng thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng công trình so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp nhận nghiệm thu hồ sơ thiết kế công trình xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp đã đạt yêu cầu.
Như vậy, giao thầu đối với công trình xây dựng nói chung và công trình xây dựng đặc thù nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng, phổ biến. Trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này bắt buộc phải đảm nhận công việc thiết kế chủ yếu của toàn bộ công trình và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu.
2. Có quyền dừng thi công khi bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công công trình xây dựng. Theo đó:
(1) Nhà thầu thi công xây dựng công trình có một số quyền lợi cơ bản như sau:
-
Có quyền từ chối thực hiện những yêu cầu trái quy định pháp luật;
-
Đưa ra phương án sửa đổi thiết kế xây dựng sao cho phù hợp với thiết kế thi công công trình xây dựng, để công trình xây dựng đảm bảo chất lượng và bảo đảm hiệu quả;
-
Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo đúng hợp đồng;
-
Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế do bên giao thầu gây ra;
-
Dừng thi công công trình xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người khác hoặc công trình khác hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
-
Một số quyền khác theo quy định của hợp đồng và theo văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
(2) Nhà thầu thi công công trình xây dựng có các nghĩa vụ cơ bản sau đây:
-
Chỉ được nhận thầu thi công công trình xây dựng, công việc khác phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của bản thân và thực hiện theo đúng nội dung trong hợp đồng đã ký kết ban đầu;
-
Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công xây dựng, trong đó quy định cụ thể biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường;
-
Thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường;
-
Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập thành phần hồ sơ quản lý chất lượng công trình, tuân thủ đầy đủ yêu cầu đối với công trường trong quá trình xây dựng, bảo hành công trình;
-
Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của trang thiết bị vật tư, nguyên vật liệu, trang thiết bị xây dựng, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;
-
Lập bản vẽ hoàn công, tham gia hoạt động nghiệm thu công trình xây dựng, quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh trật tự và bảo vệ môi trường;
-
Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng nguyên vật liệu không đúng loại phải không đúng chất lượng, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế đã được duyệt trước đó, thi công công trình xây dựng không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác do mình gây ra;
-
Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình xây dựng theo thiết kế, trong đó bao gồm cả phần việc do các nhà thầu phụ thực hiện; nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về vật chất đối với phần việc do cá nhân mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
-
Một số nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và theo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà thầu thi công xây dựng hoàn toàn có quyền dừng thi công công trình xây dựng trong trường hợp: Bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong
3. Quy định về xây dựng đối với công trình đặc thù như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 5 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về xây dựng đối với công trình đặc thù. Bao gồm:
(1) Xây dựng công trình bí mật nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 129 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020. Theo đó:
-
Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu bắt buộc phải bảo đảm bí mật trong phạm vi hoạt động đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, đối ngoại, khoa học, kinh tế, công nghệ và một số lĩnh vực liên quan khác;
-
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện hoạt động xây dựng công trình mật nhà nước sẽ có quyền quyết định, và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng công trình từ giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình kéo dài cho đến giai đoạn nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng trên thực tế;
-
Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc xây dựng công trình bí mật nhà nước.
(2) Xây dựng công trình khẩn cấp căn cứ theo quy định tại Điều 130 của Văn bản hợp nhất
-
Công trình được xây dựng mới hoặc công trình được sửa chữa, cải tạo nhằm mục đích kịp thời phòng chống hậu quả, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và một số nhiệm vụ cấp bạch khác để hướng tới mục tiêu bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
-
Công trình được xây dựng mới hoặc công trình được sửa chữa, cải tạo bắt buộc phải thực hiện nhanh để kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề có liên quan, vấn đề bức thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo nguồn nước, ứng phó với sự cố môi trường, sự phát triển hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kĩ thuật theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Xây dựng công trình tạm căn cứ theo quy định tại Điều 131 Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020. Theo đó:
Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ cho một số lợi ích cơ bản như sau: Thi công xây dựng công trình chính; hoặc sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc tổ chức một số hoạt động khác trong thời gian quy định. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ cho mục đích sử dụng việc tổ chức sự kiện hoặc một số hoạt động khác thì bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện chấp nhận về địa điểm, quy mô xây dựng và thời gian tồn tại của công trình.
THAM KHẢO THÊM: