Xóa án tích giúp người đã từng bị kết án có cơ hội được quay trở lại là một con người bình thường, có thể hòa nhập lại với xã hội và tuân theo những quy chuẩn chung. Trong một số trường hợp, người đã bị kết án đương nhiên được xóa án tích. Vậy đương nhiên được xóa án tích là gì và điều này được thể hiện trong Bộ luật hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đương nhiên được xóa án tích là gì?
Xóa án tích là việc một người phạm tội sau khi đã chấp hành xong các hình phạt, quyết định khác của bản án mà Tòa án đã tuyên, sau một khoản thời gian luật định thì sẽ được xóa án tích. Sau khi được xóa án tích thì người phạm tội sẽ được coi là chưa phạm tội.
2. Quy định của Bộ luật hình sự về đương nhiên được xóa án tích
Điều 70 Bộ luật hình sựu 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này”.
3. Điều kiện để đương nhiên được xóa án tích:
– Thứ nhất, không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phá hoại hòa bình, chống phá loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại chương XIII và chương XXVI của
Các tội tại chương XIII bao gồm:
– Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
– Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
– Điều 110. Tội gián điệp
– Điều 111. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
– Điều 112. Tội bạo loạn
– Điều 113. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
– Điều 114. Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Điều 115. Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội
– Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
– Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Điều 118. Tội phá rối an ninh
– Điều 119. Tội chống phá cơ sở giam giữ
– Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
– Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
Các tội quy định tại Chương XXVI gồm:
– Điều 421. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
– Điều 422. Tội chống loài người
– Điều 423. Tội phạm chiến tranh
– Điều 424. Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê
– Điều 425. Tội làm lính đánh thuê
– Thứ hai, đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo (trường hợp xóa án tích đối với án treo) hoặc hết thời hiệu thi hành bản án
+ Hình phạt chính được quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
+ Án treo: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
+ Thời hiệu thi hành bản án: Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
– Thứ ba, đáp ứng các điều kiện về thời gian xóa án tích cụ thể được quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 70 bộ luật hình sự 2015.
“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo:
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung
3.Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này”.
4. Điều kiện đương nhiên được xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi:
– Bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
– Chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây được quy định tại khoản 2 điều 107 bộ luật hình sự 2015:
“2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm”.
5. Thủ tục trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích
Vì đây là trường hợp đương nhiên được xóa án tích nên bạn chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền (Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp) để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Căn cứ vào Điều 45 luật lý lịch tư pháp 2009 quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp:
“Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
b) Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Vậy nếu thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích mà có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì bạn cần mang các giấy tờ trên đến nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú, nếu không có nơi thường trú thì đến nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Thủ tục này có thể ủy quyền cho người khác thực hiện hoặc nhờ người thân mang theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân để làm thay thủ tục này.
6. Cấp phiếu lý lịch tư pháp không có án tích sau khi xóa án tích:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Đối với cá nhân:
– Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Một lưu ý là cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
Đối với Cơ quan, tổ chức:
Cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định.
Ngoài ra, quy định về “đương nhiên xóa án tích” được sửa đổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sẽ bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, người bị kết án không phải tự chứng minh xóa án tích. Và đặc biệt không phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền xóa án tích cho mình mà cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm quản lý thông tin của người bị kết án và cung cấp thông tin về án tích của họ khi có yêu cầu. Đồng thời theo quy định của pháp luật thì việc xóa án tích cũng phải được xem xét cũng như thực hiện theo một trình tự nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích cho những cá nhân, người bị kết án.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017