Xóa án tích có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người phạm tội xóa bỏ đi những mặc cảm, tự ti để sớm hòa nhập cộng đồng, cũng là căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Tòa án là chủ thể có quyền quyết định việc xóa án tích.
Mục lục bài viết
1. Quyết định xóa án tích là gì?
Án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý bất lợi và là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án bị áp dụng hình phạt. Án tích gắn liền với bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của
Th.S Nguyễn Thị Lan, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội coi “án tích” là một dấu án, cho thấy người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội và xóa án tích là việc pháp luật hình sự cho phép xóa đi dấu tích về quá khứ tội lỗi của một người đã từng bị kết án sau khi người đó đã thỏa mãn đầy đủ những điều kiện được quy định trong bộ luật hình sự.
Nhìn chung, khái niệm án tích hay xóa án tích được giới nghiên cứu khoa học đưa ra và bình luận khá nhiều, có thể hiểu Xóa án tích là sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích và vì vậy không còn chịu hậu quả nào do việc kết án mang lại hay nói cách khác xóa án tích là việc chấm dứt hoàn toàn TNHS đối với người bị kết án.
Quyết định xóa án tích là văn bản do
Xóa án tích thuộc về thẩm quyền quyết định của Tòa án trong trường hợp được quy định tại Điều 71; Điều 72 Bộ luật hình sự; theo đó:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và điều kiện dưới đây:
Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
– 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
– 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Nguyên tắc: Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn về đương nhiên xóa án tích và thời hạn nêu trên.
Quyết định xóa án tích là văn bản có giá trị hiệu lực nhằm giúp người bị kết án xóa bỏ đi án tích của mình, là căn cứ để thể hiện thẩm quyền của Tòa án khi muốn xóa án tích cho một người, là cơ sở để hợp pháp hóa cho mọi hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và người bị kết án. Là quyết định có giá trị chứng minh người bị kết án đã có lý lịch “sạch” giúp họ nhanh chóng lấy lại tự tin, hòa nhập cộng động. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Thủ tục xóa án tích được thực hiện trước hết phát sinh từ việc người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập. Tiếp đến, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án. Như vậy, có thể thấy vai trò của Viện kiểm sát vẫn được đề cao trong hoạt động xóa án tích, bởi đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, cần được kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng xóa án tích bừa bãi. Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Có thể thấy rằng, nếu như Bộ luật hình sự quy định một cách đầy đủ về nội dung xóa án tích thì Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng, cụ thể về thủ tục xóa án tích. Sự kết hợp giữa hai cơ sở pháp lý này là căn cứ quan trọng để Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình, nhanh chóng, hiệu quả và hợp pháp. Mặc dù vẫn có nhiều đánh giá, quan điểm về chế định xóa án tích, nhưng cho đến nay các quy định vẫn phát huy được những ý nghĩa, vai trò trong công tác xóa án tích, giúp cho người bị kết án nhanh chóng xóa bỏ rào cản về lý lịch, tinh thần để tái hòa nhập xã hội.
2. Mẫu quyết định xóa án tích:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
TÒA ÁN………..(1)
—————-
Số: ……/……/QĐ-TA(2)
…….., ngày…… tháng…… năm….
QUYẾT ĐỊNH
XÓA ÁN TÍCH
CHÁNH ÁN TÒA ÁN………
NHẬN THẤY:
Ngày…… tháng…… năm…… ông (bà)………. có đơn xin xóa án tích;
Sau khi xem xét nhận xét của………………….. (3)
Sau khi xem xét ý kiến của Viện kiểm sát…… tại văn bản số……… ngày…… tháng……. năm……
XÉT THẤY:
Ông (bà):…………….. có đủ điều kiện được xóa án tích;
Căn cứ vào Điều 63 và Điều 65 của Bộ luật hình sự;
Căn cứ vào Điều 271 của Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Xóa án tích cho ông (bà)…… sinh ngày…… tháng…… năm……..
Trú tại:………. (4)
Con ông……… và bà………
Bị kết án……(5) về tội……… tại bản án hình sự…….. (6)
số……… ngày…… tháng…… năm……. của Tòa……….
2. Kể từ ngày ký quyết định này ông (bà)……….. coi như chưa bị kết án.
Nơi nhận:
– Người được xóa án;
– VKS……
– Lưu hồ sơ THA.
3. Hướng dẫn mẫu quyết định xóa án tích:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định xóa án tích (ví dụ: Số: 19/2007/QĐ-CA).
(3) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức nơi người xin xóa án tích làm việc hoặc tên xã, phường, thị trấn; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người xin xóa án tích cư trú.
(4) Ghi nơi cư trú (nơi thường trú và nơi tạm trú).
(5) Ghi mức hình phạt mà người bị kết án đã chấp hành theo bản án của Tòa án (ghi cả số và chữ, ví dụ “03 (ba) năm tù”).
(6) Bản án có hiệu lực pháp luật đã được thi hành là bản án hình sự sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu là bản án hình sự phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “Thi hành Bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ Luật tố tụng hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.