Quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện
“Điều 588. Đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng ủy quyền 1. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.”
Theo quy định trên thì việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được pháp luật quy định làm các trường hợp. Đó là trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền có thù lao và trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền không có thù lao.
Theo khoản 1 điều 588 thì thấy rằng pháp luật không đòi hỏi bên được ủy quyền phải biết về việc chấm dứt mà đòi hỏi bên thứ ba biết về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
Còn với trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 588 thì việc người ủy quyền biết về việc chấm dứt hợp đồng là yếu tố cần thiết để hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 588 “Bộ luật dân sự năm 2015”, khi người được ủy quyền muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho người ủy quyền biết một thời gian hợp lý, trường hợp ủy quyền có thù lao thì còn phải bồi thường thiệt hại cho người ủy quyền. Điều Luật này không quy định cụ thể về thời gian phải
>>> Luật sư
Theo quy định tại khoản 3 Điều 426 “Bộ luật dân sự năm 2015” về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì khi hợp đồng dân sự bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt
“Từ thời điểm bên kia nhận được
thông báo chấm dứt”.
Theo đó, thời gian hợp lý để thông báo chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền có thể hiểu là một khoảng thời gian để đảm bảo về việc Bên ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt của bạn.
Cho nên, phải đảm bảo về việc người ủy quyền nhận được thông báo chấm dứt của bạn thì hợp đồng ủy quyền mới coi là chấm dứt.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 589 “Bộ luật dân sự năm 2015”.