Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Thông tin hữu ích » Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ?

Thông tin hữu ích

Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ?

Phong cách ngôn ngữ (Language style) là gì?
  • 28/02/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    28/02/2022
    Thông tin hữu ích
    0

    Phong cách ngôn ngữ (Language style) là gì? Phong cách ngôn ngữ Tiếng Anh là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ?

    Trong tiếng việt chúng ta thấy phong cách là những nét riêng, nét nổi bật giúp chúng ta phân biệt được đối tượng này với đối tượng khác, tác giả này với tác giả khác và giữa các văn bản với nhau. Trong văn học phong cách ngôn ngữ là một yếu tố được chú trọng trong từng tác phẩm. Vậy để giúp bạn đọc hiểu hơn về ” Phong cách ngôn ngữ là gì? Các loại phong cách ngôn ngữ” Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Phong cách ngôn ngữ (Language style) là gì?

    • 1 1. Phong cách ngôn ngữ là gì?
    • 2 2. Phong cách ngôn ngữ Tiếng Anh là gì?
    • 3 3. Các loại phong cách ngôn ngữ:
      • 3.1 3.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
      • 3.2 3.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
      • 3.3 3.3. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
      • 3.4 3.4. Phong cách ngôn khoa học:
      • 3.5 3.5. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
      • 3.6 3.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

    1. Phong cách ngôn ngữ là gì?

    Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng hoàn cảnh và người diễn đạt nhất định, là những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn bản nhất định.

    2. Phong cách ngôn ngữ Tiếng Anh là gì?

    Phong cách ngôn ngữ Tiếng Anh là: Language style

    3. Các loại phong cách ngôn ngữ:

    3.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

    –  Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

    –  Có 2 dạng tồn tại:

    + Dạng nói

    + Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

    –  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…

    –   Đặc trưng:

    + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung và cách thức giao tiếp…

    + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..

    + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

    Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì chúng ta trả lời văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.

    3.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

    – Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

    –  Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

    –  Phạm vi sử dụng:

    +  Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

    +  Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…

    – Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương

    – Đặc trưng:

    + Tính hình tượng:

    Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…

    + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.

    + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

    Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

    3.3. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

    – Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

    – Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

    – Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị

    – Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]

    – Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.

    Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.

    – Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.

    – Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….

    – Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

    Cách nhận biết ngôn ngữ chính luận trong đề đọc hiểu :

    -Nội dung liên quan đến những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…

    -Có quan điểm của người nói/ người viết

    -Dùng nhiều từ ngữ chính trị

    – Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời  phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong  hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …

    3.4. Phong cách ngôn khoa học:

    –  VB khoa học gồm 3 loại:

    + VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]

    + VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

    + VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

    –  Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.

    Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách, vở,…]

    –  Tính khái quát, trừu tượng :

    + Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

    + Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)

    –  Tính lí trí, logic:

    +  Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

    +  Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

    +  Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

    –  Tính khách quan, phi cá thể:

    +  Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

    +  Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

    Nhận biết : dựa vào những đặc điểm về nội dung, từ ngữ, câu văn, cách trình bày,…

    3.5. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

    – Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]

    – Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

    Các phương tiện diễn đạt:

    –  Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.

    –  Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

    –  Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng hiệu quả diễn đạt.

    Đặc trưng của PCNN báo chí:

    –  Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…

    –  Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,…]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt.

    –  Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.

    Nhận biết :

    +Văn bản báo chí rất dễ nhận biết khi đề bài trích dẫn một bản tin trên báo, và ghi rõ nguồn bài viết ( ở báo nào? ngày nào?)

    +Nhận biết bản tin và phóng sự : có thời gian, sự kiện, nhân vật, những thông tin trong văn bản có tính thời sự

    3.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

    VB hành chính & Ngôn ngữ hành chính:

    –  VB hành chính là VB được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

    –  Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC. Đặc điểm:

    + Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định

    + Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao

    + Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

    Đặc trưng PCNN hành chính:

    –  Tính khuôn mẫu : mỗi văn bản hành chính đều tuân thủ 1 khuôn mẫu nhất định

    –  Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi

    –  Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…

    Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….

    Nhận biết văn bản hành chính rất đơn giản : chỉ cần bám sát hai dấu hiệu mở đầu và kết thúc

    +Có phần tiêu ngữ ( Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở đầu văn bản

    +Có chữ kí hoặc dấu đỏ của các cơ quan chức năng ở cuối văn bản

    Ngoài ra, văn bản hành chính còn có nhiều dấu hiệu khác để chúng ta có thể nhận biết một cách dễ dàng.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân, Lao động, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.708 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết mới nhất

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng

    Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Đà Nẵng? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân TP Hà Nội

    Ủy ban nhân dân TP Hà Nội ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Hà Nội? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ

    Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Cần Thơ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ mới nhất.

    Thông tin địa chỉ và số điện thoại Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh

    Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Hồ Chí Minh? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh mới nhất.

    Chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại

    Chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại? Quy định về chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại? Nghĩa vụ của bên đại diện trong hợp đồng đại diện được quy định như thế nào?

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Có được bồi thường không?

    Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng? Thẩm quyền thu hồi rừng? Người dân bị thu hồi rừng có được bồi thường không?

    Bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo?

    Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo? Nghĩa vụ của bị cáo? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động và hướng dẫn viết phiếu

    Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động là gì? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Hướng dẫn lập phiếu đăng ký dự tuyển lao động? Một số quy định pháp luật về đăng ký dự tuyển lao động?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính?

    Kiểm tra hành chính là gì? Thẩm quyền kiểm tra hành chính của công an? Có được kiểm tra đột xuất hay phải theo thời gian quy định? Kiểm tra hành chính nơi cư trú có cần lệnh không?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Hình phạt khi tái phạm?

    Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì? Khái niệm về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Những quy định của pháp luật liên quan đến tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Quy định về xác định hình phạt trong trường hợp tái phạm và tái phạm nguy hiểm?

    Nghỉ việc bao nhiêu lâu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Nghỉ việc được một năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần? Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là gì? Nội dung và hình thức của hợp đồng đặt cọc? Điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc trong hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính?

    Cải cách hành chính là gì? Nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính? Cải cách thể chế Nhà nước, thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước.

    Thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam

    Cải cách hành chính là gì? Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam? Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam?

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành

    Những điều Đảng viên không được làm theo quy định hiện hành. Đảng viên khi chưa có nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đảng có thẩm quyền thì có được bầu và nhận nhiệm vụ không?

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

    Hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới nhất. Các bước cần thực hiện, trình tự thủ tục khi làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định mới nhất.

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định chi tiết?

    Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là gì? Quy định nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu? Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá