Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là gì? Quy định đảm bảo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá? Các biện pháp đảm bảo khu neo đậu?
Những năm gần đây kinh tế phát triển, mật độ tàu thuyền tăng lên và cùng với đó là sự biến đổi khôn lường của thời tiết, nhất là với vấn đề bão tố. Việc đảm bảo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để đảm bảo khu neo đậu tránh bão cho tàu cá thì các quy định của pháp luật cần phải được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ. Đó sẽ là cơ sở để thực hiện việc quy hoạch, triển khai khu neo đậu tránh bão cho tàu cá được thông suốt và đạt được chất lượng tốt.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Thủy sản năm 2017.
– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là gì?
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là nơi trú ẩn dành cho các tàu nhỏ và vừa để tránh gió giật và
Đây chính là khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão. Khu vực chuyên giành cho tàu cá neo đậu tránh trú bão bao gồm cơ sở hạ tầng khu tránh trú bão, Cơ sở dịch vụ hậu cần của khu tránh trú bão, vùng nước đậu tàu, luồn vào khu tránh trú bão và khu hành chính.
Phân loại Khu neo đậu tránh trú bão có tàu cá
Theo quy định tại Điều 84 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì việc phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được quy định cụ thể như sau:
– Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng đáp ứng các tiêu chí sau đây: Có vị trí là nơi gần ngư trường, tập trung tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão; có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá neo đậu tránh trú bão; có khả năng neo đậu tối thiểu 1.000 tàu cá.
– Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp tỉnh đáp ứng các tiêu chí sau đây: Có vị trí là nơi gần ngư trường truyền thống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đáp ứng thời gian di chuyển nhanh nhất cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão; có điều kiện tự nhiên thuận lợi, bảo đảm an toàn cho tàu cá vào neo đậu tránh trú bão; có khả năng neo đậu tối thiểu 600 tàu cá.
2. Quy định đảm bảo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá:
Để đảm bảo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã có rất nhiều các quy định pháp luật, hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về vấn đề quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Cụ thể, có Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản.
Theo đó, khu neo đậu tránh trú bão phải phù hợp với quy hoạch phát triển khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của từng vùng, từng địa phương; bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đồng thời tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định các hành vi bị cấm trong khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Chẳng hạn:
– Cấm phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Cấm lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Cấm xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bản, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.
– Cấm thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ khu khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Cấm các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Cấm điều khiển tàu cá và phương tiện sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình khu khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Đối với việc tổ chức lý khu neo đậu tránh trú bão:
– Trong thời gian sử dụng làm nơi tàu cá vào tránh bão, khu neo đậu tránh trú bão do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương quản lý, điều hành.
Trong hoạt động quản lý, sử dụng:
– Trong thời gian không sử dụng làm nơi tránh trú bão, tùy theo điều kiện cụ thể, việc quản lý, sử dụng khu trú bão làm cảng cá theo quy định sau:
+ Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong vùng nước quản lý của cảng cá giao Ban quản lý cảng cá sử dụng, quản lý.
+ Khu neo đậu tránh trú bão khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho một đơn vị hoặc một tổ chức phù hợp khai thác, quản lý.
+ Được thu phí theo quy định của Chính phủ
– Tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, quản lý khu tránh trú bão cho tàu cá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Các công việc thực hiện khi có bão:
– Đối với các tàu cá trong khu neo đậu tránh trú bão, theo quy định thì khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá và các loại tàu thuyền khác được vào tránh trú bão không phải nộp phí.
– Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
– Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải
– Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo bão, áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc có lệnh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước:
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần phải có trách nhiệm và phối hợp với nhau trong việc triển khai, phát triển khu neo đậu tránh trú bão.
Theo quy định của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, trước ngày 1- 4 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh sách các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước.
Hoạt động xây dựng chính sách của trung ương:
Trung ương cần tăng cường các nguồn vốn đầu tư nâng cấp, xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để nâng cao chất lượng, giá trị khai thác. Ưu tiên vốn đầu tư công để tập trung đầu tư hoàn thành các dự án trọng điểm, bức thiết. Các tỉnh, thành phố ven biển cần bố trí vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão theo quy định.
Bố trí kinh phí duy tu, nạo vét luồng của khu neo đậu; rà soát, bổ sung đầu tư, nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm tàu cá, hạn chế tối đa việc sử dụng máy bộ, máy cũ lắp trên các tàu cá; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết không cho ra khơi những tàu cá không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn.
Từ những vấn đề nêu trên, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá với tầm nhìn chiến lược để phù hợp với nhu cầu thực tế khách quan.
3. Các biện pháp đảm bảo khu neo đậu:
Cần có một số giải pháp:
Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại tất cả các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được phê duyệt theo quy hoạch cũ.
Làm rõ những tồn những tồn tại, bất cập trong các nội, chỉ tiêu quy định. Những vấn đề phát sinh thực tế cần phải điều phải điều chỉnh, xây dựng các luận cứ khoa học, thực tiễn đối với các nội dung thay đổi, bổ sung.
Các địa phương có địa điểm nằm trong quy hoạch, cần tiến hành rà soát chi tiết, đề xuất loại bỏ những địa điểm không còn phù hợp, bổ sung các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá có đủ tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương. Đảm bảo ứng phó với các yếu tố biến đổi khí hậu, lũ lụt do việc xả lũ của các công trình thủy lợi và thủy điện trong mùa mưa bão.
Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung tiêu chí khu neo đậu tránh trú bão, cập nhật, hoàn chỉnh, ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế công trình khu neo đậu trú bão
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khu neo đậu tránh trú bão từ Trung ương đến địa phương, quản lý đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc về khu neo đậu tránh trú bão.
Các chính sách, biện pháp:
Để khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảm bảo thì từ phía cơ quan Nhà nước cũng cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện hóa các quy định của pháp luật về đảm bảo khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như:
– Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Công bố mở, đóng cảng cá; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Quy chế mẫu quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
– Kiểm tra, thanh tra cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong việc thực hiện các quy định pháp luật đảm bảo an toàn của các công trình, đảm bảo đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật có liên quan.
– Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu cá, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và ngư dân các địa phương ven biển.