Thuế TNCN là gì? Thuế TNCN tiếng Anh là gì? Đặc điểm của thuế TNCN? Vai trò của thuế TNCN? Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn? Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng chứng khoán?
Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân cũng theo đó mà ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ củng cố và làm vững chắc hơn cho nguồn ngân sách nhà nước. Bài viết này sẽ tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân nói chung và những quy định của pháp luật về cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn, chứng khoán nói riêng.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 25/2018/TT-BTC
– Thông tư 92/2015/TT-BTC
Mục lục bài viết
1. Thuế TNCN là gì?
Về cơ bản trong các văn bản pháp luật chưa có một định nghĩa, hay chưa có một giải thích nào để giải thích cho cụm từ thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên có thể hiểu khái niệm về thuế TNCN thông qua thực tiễn như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.
2. Thuế TNCN tiếng Anh là gì?
Thuế TNCN tiếng Anh là “Personal income tax”.
3. Đặc điểm của thuế TNCN?
– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội, việc nộp thuế là để phục vụ cho ngân sách nhà nước, để đóng góp vào các chính sách an sinh xã hội cũng như vì các mục đích công cộng…
– Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ chuyên môn; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn.
– Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Chính vì thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nên người có nghĩa vụ nộp thuế này không thể chuyển các khoản thuế của mình cho người khác.
– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần và sẽ có biểu phí tính thuế riêng với từng mức chi trả thu nhập cụ thể của người nộp thuế với các đối tượng khác nhau.
4. Vai trò của thuế TNCN?
– Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.
Đồng thời, việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng đối với ngân sách Nhà nước.
– Thực hiện công bằng xã hội
Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
5. Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn?
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh,
– Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
5.1. Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Giá chuyên nhượng – (Giá mua + Các chi phí liên quan)
Giá chuyển nhượng:
– Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Giá mua:
– Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
– Trị giá phan vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị gia phân vôn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:
+ Đối với phần vốn góp thành lập DN là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở số sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
+ Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở số sách kế toán, hoá sung. đơn, chứng từ.
+ Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng không phủ hợp với giá thị trường thì cơ quan thue có quyền ấn định giá mua theo mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng pháp luật về quản lý thuế.
+ Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.
Các chi phí liên quan:
– Các chi phí liên quan được trừ là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:
+ Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
+ Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.
+ Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.
5.2. Thuế suất:
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là: 20%.
5.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:
– Là thời điểm
– Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
6. Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng chứng khoán?
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác.
Như vậy, “Cổ phiếu” là hình thức thể hiện cổ phần”, do đó, các cá nhân chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần theo quy định tại luật Doanh nghiệp và luật Chứng khoán được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Căn cứ pháp luật về thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thì cả nhân có thu nhập từ chuyên nhượng chứng khoán thực, hiện khai, nộp thuê theo thuế suất 0, 1, trên giá chuyên nhượng theo hướng dẫn tại Điều 16 và Điều 21
6.1. Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Giá bán chứng khoán – (Giá mua + Các chi phí liên quan)
– Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
– Đôi với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
– Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyên nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyên nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyên nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
– Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên, giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo số sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyên nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bản hoặc gia bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thi co quan thuế có quyền ân định giá bán theo pháp luật vẻ quan lý thuế.
Giá mua chứng khoán được xác định như sau:
– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá mua chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thông chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán, giá mua là giá ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng chứng khoán.
– Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.
– Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên, giá mua là giá thực tế mua ghi trên hợp đông nhận chuyên nhượng hoặc giá theo số sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm mua. Trường hợp hợp đồng chuyên nhượng không quy định giá mua hoặc giá mua trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyên ân định gia mua theo pháp luật về quan lý thuế.
Các chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán:
Là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:
– Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.
– Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng. a.3.3) Phí dịch vụ lưu ký chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính và chứng từ thu của công ty chứng khoán. a.3.4) Phí ủy thác đầu tư, phí quản lý danh mục đầu tư chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác.
– Phí môi giới chứng khoán khi chuyển nhượng.
– Phí dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin. a. 3.7) Phí chuyển khoản phí chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (nếu có).
– Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.
6.2. Thuế xuất và cách tính thuế TNCN
Áp dụng thuế suất 20% khi nào:
– Nguyên tắc áp dụng
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán.
Riêng giá mua của chứng khoán được xác định bằng tổng giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra trong kỳ như sau:
Giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra trong kỳ xác định như sau:
Giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra | = | Gía vốn đầu kỳ + Giá vốn phát sinh trong kỳ | x | Số lượng chứng khoán bán ra trong kỳ | ||
Số lượng chứng khoán tồn đầu kỳ | + | Số lượng chứng khoán phát sinh trong kỳ |
Cách tính thuế:
Thuế TNCN phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất 20% |
Khi quyết toán thuế cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,19% trong năm tính thuế.
Áp dụng thuế suất 0,1% khi nào:
– Cá nhân chuyên nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyên nhượng chứng khoán từng lần.
– Cách tính thuế:
Thuế TNCN phải nộp | = | Gía chuyển nhượng chứng khoán từng lần | x | Thuế suất 0,1% |
6.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
– Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.
+ Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
+ Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyên nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
6.4. Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.
– Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cá nhân chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
+ Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên số sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (x) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.
Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đôi với cổ tức nhận bằng cô phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.
+ Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.