Quy định về bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo. Điều kiện, trình tự, hồ sơ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo. Để được bổ nhiệm lại lãnh đạo cần đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thủ tục bổ nhiệm?
Tại Khoản 3, Điều 2 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo quy định:
“3.”Bổ nhiệm lại” là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo tiếp tục giữ chức vụ đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm”.
Theo như quy định trên thì bản chất của việc bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo là việc bổ nhiệm công chức lãnh đạo đã hết thời hạn bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ mà cán bộ, công chức đó đang đảm nhiệm. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức lãnh đạo, việc bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cần tuân thủ theo những quy định chặt chẽ. Cụ thể:
Tư vấn điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm lại lãnh đạo trực tuyến: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Điều kiện bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo
Theo Điều 9 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy định về các điều kiện bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo thì để được bổ nhiệm lại, công chức lãnh đạo trước hết thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ
Để phân loại, đánh gía công chức lãnh đạo, cần căn cứ vào các nội dung đánh giá quy định tại Điều 56 Luật cán bộ công chức năm 2008. Công chức lãnh đạo được coi là hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ khi đạt được các tiêu chí sau:
– Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;
– Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng phí.
– Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;
– Hoàn thành kịp thời và bảo đảm chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ đột xuất;
– Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận;
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất;
– Lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ hoàn thành vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;
– Có năng lực tập hợp, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị đoàn kết, thống nhất.
+ Đạt tiêu chuẩn công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét
– Về tiêu chuẩn chung: Có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có năng lực lãnh đạo, quản lý theo nhiệm vụ được phân công. Vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn. Phong cách, lối sống giản dị, gần gũi quần chúng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm.
– Về tiêu chuẩn cụ thể:
+ Chức trách, nhiệm vụ: Là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý về những nhiệm vụ cụ thể được giao; chỉ đạo kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước; quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền được giao; định kỳ báo cáo với cấp trên trực tiếp quản lý. + Về trình độ: Có trình độ đại học, lý luận chính trị cao cấp, kiến thức quản lý kinh tế… ; biết: chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phụ trách, biết quản lý, điều hành hoặc tham gia quản lý, điều hành hoạt động của cấp uỷ, chính quyền; nghiên cứu đề xuất các biện pháp lãnh đạo, quản lý đạt hiệu quả nhiệm vụ được giao.
+ Cơ quan, đơn vị có nhu cầu
Việc bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo cần căn cứ nhu cầu công tác, ban cán sự lãnh đạo cũng như nhu cầu bổ sung công chức lãnh đạo, trên cơ sở nguồn công chức lãnh đạo tại cơ quan, đơn vị.
+ Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao
Công chức lãnh đạo được xem xét bổ nhiệm lại cần có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện sức khỏe.
2. Trình tự bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo
Theo quy định tại Điều 11 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg, quy trình bổ nhiệm lại được tiến hành như sau:
Bước 1: Công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức gửi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Tập thể cán bộ, công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩmquyền.
Bước 3: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức lãnh đạo đánhgiá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.
Bước 4: Sau khi trao đổi trong tập thể lãnh đạo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm lại.
Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để
Luật sư
3. Về hồ sơ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo
Hồ sơ bổ nhiệm lại bao gồm:
– Tờ trình đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo;
– Hồ sơ công chức lãnh đạo được đề nghị gồm:
+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu của Bộ nội vụ do cá nhân tự khai, được cơ quan, đơn vị xác nhận (kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ nếu có thay đổi, bổ sung);
+ Bản kê khai tài sản;
+ Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
+ Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, cấp ủy cấp trên trực tiếp quản lý công chức;
+ Bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi công chức cư trú thường xuyên;
+ Biên bản tổng hợp phiếu lấy ý kiến của công chức cơ quan, đơn vị;
+ Biên bản tổng hợp ý kiến của tập thể lãnh đạo, cấp ủy cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp;
+ Bản tự kiểm điểm thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ.
Sau khi đối chiếu các điều kiện, thực hiện đầy đủ quy trình bổ nhiệm lại, hoàn thiện hồ sơ theo thời gian luật định, công chức được xem xét bổ nhiệm lại sẽ nhận được quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.