Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Các hình thức xử lý kỷ luật công chức?

Tư vấn pháp luật

Các hình thức xử lý kỷ luật công chức?

  • 20/02/202120/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    20/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Các hình thức xử lý kỷ luật công chức? Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

    Các hình thức xử lý kỷ luật công chức? Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.​


    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào luật sư! Trong Luật cán bộ, công chức 2008 câu hỏi liên quan đến quan điểm về hình thức nào nặng nhất trong các hình thức kỷ luật đối với công chức? Theo anh (chị) hình thức kỷ luật nào là nặng nhất, vì sao?

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý:

     – Luật cán bộ, công chức 2008;

    – Nghị định 34/2011/NĐ-CP.

    2. Giải quyết vấn đề:

    Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định các hình thức xử lý kỷ luật công chức bao gồm:

    – Khiển trách;

    – Cảnh cáo;

    – Hạ bậc lương;

    – Giáng chức;

    – Cách chức;

    – Buộc thôi việc.  

    Trong đó, khiển trách, cảnh cáo là hai hình thức xử lý nhẹ nhất và chỉ mang tính chất nhắc nhở. 

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì khiển trách được sử dụng trong các trường hợp sau: 

    – Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

    – Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

    – Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    – Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

    – Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

    – Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

    – Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

    Cảnh cáo theo Điều 10 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì cảnh cáo được thực hiện khi: 

    – Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

    – Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;

    – Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

    – Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; được dự thi nâng ngạch công chức;

    – Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

    – Sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan công an thông báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác;

    – Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

    – Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.

    Hạ bậc lương là hình thức xử lý nặng hơn vì ảnh hưởng đến quyền lợi của công chức.

    Giáng chức, cách chức là hai hình thức xử lý kỷ luật với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 

    Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỳ luật nặng nhất được áp dụng với công chức quản lý và công chức không giữ chức vụ quản lý. Bởi đây là hình thức buộc công chức không làm việc trong cơ quan nhà nước. Hình thức này được áp dụng theo Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP khi:

    Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

    Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

    Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

    Cac-hinh-thuc-xu-ly-ky-luat-cong-chuc

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hình thức xử lys kỷ luật công chức: 1900.6568

    Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Các hình thức xử lý kỷ luật

    Cảnh cáo

    Công chức

    Kỷ luật công chức

    Xử lý kỷ luật

    Xử lý kỷ luật công chức


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Quy định về tạm đình chỉ công tác đối với công chức, viên chức

    Chức năng chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quản lý hoạt động của người dân, đảm bảo thắt chặt mọi hoạt động ở trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Để bộ máy quản lý Nhà nước vận hành một cách trơn tru, đạt hiệu quả cao, Nhà nước tiến hành tuyển chọn những cá nhân đủ điều kiện để trực tiếp tham gia vào hệ thống hành chính của nhà nước Việt Nam. Những đối tượng mà người viết nhắc đến ở đây là công chức, viên chức. Dưới đây là bài phân tích làm rõ quy định về tạm đình chỉ công tác đối với công chức, viên chức.


    Hình thức, thời hạn và thủ tục xử lý kỷ luật trong quân đội

    Các hình thức kỷ luật trong quân đội? Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong quân đội? Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật trong quân đội? Thủ tục xử lý kỷ luật trong quân đội?

    Hệ số lương, bảng lương chuyên viên Nhà nước mới nhất

    Quy định chung về chuyên viên Nhà nước. Nhiệm vụ chính của Chuyên viên Nhà nước. Hệ số lương, bảng lương chuyên viên Nhà nước mới nhất. Cách tính lương chuyên viên Nhà nước.

    Hệ số lương, bảng lương và cách tính lương công chức kế toán

    Công chức kế toán là gì? Để làm việc ở vị trí công chức kế toán cần đáp ứng những điều kiện nào? Hệ số lương, bảng lương của công chức kế toán. Cách tính lương công chức kế toán.

    Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật lao động? Trình tự xử lý?

    Các hình thức xử lý kỷ luật lao động? Doanh nghiệp được xử lý kỷ luật người lao động khi nào? Các hành vi nào bị cấm khi xử lý kỷ luật? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động? Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động? Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động?

    Các nguyên tắc, thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức

    Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật công chức, viên chức? Các nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức, viên chức? Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức?

    Mẫu thẻ công chức? Quản lý sử dụng thẻ công chức, viên chức?

    Thẻ công chức, viên chức là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu thẻ công chức, viên chức mới nhất? Trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc quản lý và sử dụng thẻ?

    Vi phạm kỷ luật là gì? Lợi ích và các hình thức xử lý kỷ luật?

    Vi phạm kỷ luật là gì? Vi phạm kỷ luật tiếng Anh là gì? Lợi ích của đề cao kỷ luật?  Các hình thức xử lý kỷ luật?

    Xóa kỷ luật là gì? Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức?

    Xóa kỷ luật là gì? Thời gian xóa kỷ luật đối với lao động, công chức, viên chức?

    Thời hiệu xử lý và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

    Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động? Các hình thức xử lý kỷ luật lao động?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ