Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất? Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất? Tái định cư? Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng?
Giải phóng mặt bằng được thực hiện trong quy hoạch của nhà nước. Khi đó, có các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện. Các quy định pháp luật được triển khai trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan. Các chính sách này cũng được giao thẩm quyền về các cơ quan tiến hành nhiệm vụ, đảm bảo bồi thường thỏa đáng cho người dân. Cùng tìm hiểu các hoạt động giải phóng mặt bằng được thực hiện trong quy hoạch của nhà nước. Qua đó xác định các chính sách tương ứng được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
–
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Hoạt động này được thực hiện trong trường hợp và nhu cầu cụ thể:
Mục lục bài viết
1. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
Khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước sẽ có 02 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.
– Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013):
Xác định đối với các tổn thất đối với hoạt động quản lý, sử dụng và khai thác đất thực tế của người dân. Đất được giao để sử dụng lâu dài, ổn định nên các tổn thất đương nhiên phát sinh. Thực hiện bồi thường khi:
+ Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường. Các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 75 Luật Đất đai 2013.
+ Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Căn cứ trên mục đích, sẽ phản ánh được lợi nhuận thực tế có thể bị ảnh hưởng của người sử dụng. Nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
+ Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước.
– Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại:
Đây là các chi phí người được giao đất đã đầu tư để tìm kiếm, khai thác lợi nhuận ổn định trên đất. Các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
+ Chi phí san lấp mặt bằng;
+ Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
+ Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
+ Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
Khi họ đầu tư trong mục đích sử dụng, khai thác đất ổn định. Tuy nhiên việc thu hồi đất gây ra các tổn thất thực tế cho họ.
Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
– Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Để căn cứ xác định đúng công việc thực hiện, các chi phí đã bỏ ra cũng như sự cải thiện thực tế trên đất so với thời điểm được giao. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại; Đảm bảo xác định linh hoạt, phù hợp để bồi thường thỏa đáng cho người dân.
– Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Các chi phí này được thực hiện trong mục đích, nhu cầu của người sử dụng.
2. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Hỗ trợ là khoản tiền nhà nước hỗ trợ, giúp người sử dụng đất có thể thích nghi và tìm kiếm các lợi ích khác hiệu quả hơn. Tránh để các thay đổi do thu hồi đất tổn thất trực tiếp đến công việc của họ. Theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013:
Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thi ngoài được bồi thường theo quy định thì còn được xem xét hỗ trợ. Hỗ trợ được thực hiện linh động, phù hợp với trường hợp cụ thể. Không hỗ trợ đối với tất cả đất được thu hồi.
– Việc hỗ trợ đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải tiến hành minh bạch trong xác định căn cứ để hỗ trợ đúng đối tượng.
Các khoản hỗ trợ bao gồm:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Khi người sử dụng sinh sống và sản xuất trên đất bị thu hồi.
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Để họ có được công việc mới liên quan, phù hợp với công việc đang thực hiện gắn với đất.
– Hỗ trợ tái định cư đối với đối tượng sinh sống ổn định trên đất.
– Các hỗ trợ khác.
3. Hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất:
Tái định cư là chính sách của nhà nước tìm kiếm chỗ ở mới cho người dân. Giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại với các chủ sở hữu nhà, đất, tài sản gắn liền với đất bị nhà nước thu hồi theo quy định. Khi đó, họ sẽ có được chỗ ở mới khi rời khỏi nơi ở ổn định, lâu dài được nhà nước giao sử dụng trong mục đích để ở.
Hình thức bồi thường có thể là nhà xây sẵn, nhà tái định cư, chung cư,…
Theo Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, việc hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau:
– Nếu nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất. Qua đó hỗ trợ người dân nhận được chỗ ở tốt hơn, có giá trị hơn.
– Nếu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Được thực hiện trong nhu cầu của người dân trong trường hợp có thể tự tìm chỗ ở mới. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Đây là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng. Tại Điểm a Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 5
“Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
[….]
2. Tổ chức phát triển quỹ đất:
a) Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
[….] 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất.
5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao”.
Qua nội dung quy định này, ta có thể xác định được chủ thể có thẩm quyền giải quyết để lên phương án bồi thường. Các tổ chức này được phân công, phối hợp với nhau trong thực hiện các quy định, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Hướng giải quyết khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng:
Trong nhiều trường hợp, người dân thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo trong chính sách bồi thường của nhà nước. Khi được bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng, người sử dụng đất có thể xử lý theo một trong hai hướng sau:
– Khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết:
Thực hiện theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013. Cũng như tiến hành hồ sơ, thủ tục khiếu nại theo quy định pháp luật. Trong đó, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai. Để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình, cần cung cấp các dữ liệu, tài liệu liên quan.
– Khởi kiện ra
Người sử dụng đất có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Trong đó, bên bị kiện là Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện quản lý, giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng.