Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quy định về hợp đồng mượn tài sản? Các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng mượn tài sản?
“Mượn tài sản” là cụm thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong đời sống dân sự, cũng là hành vi được nhiều người thực hiện và coi đó như điều thường thấy, đặc biệt là giữa những người có sự quen biết hoặc có mối quan hệ nhất định. Dưới góc độ pháp lý, “mượn tài sản” được xem xét là dưới góc độ hợp đồng, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong Bộ luật dân sự. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ lấy chủ đề “hợp đồng mượn tài sản” là chủ để chính để tập trung phân tích về lý luận, thực tiễn quy định của pháp luật và đặc biệt là các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng mượn tài sản.
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng mượn tài sản là gì?
Trong từ điển tiếng Việt, từ “mượn” có nghĩa là “lấy của người khác để dùng trong một thời gian rồi sẽ trả lại với sự đồng ý của người đó”. Do đó, để tham gia vào một quan hệ mượn, phải có ít nhất hai chủ thể. Còn “hợp đồng” được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Khái niệm về hợp đồng mượn tài sản đã từng được ghi nhận trong
Hợp đồng mượn tài sản là một trong những hợp đồng khá phổ biến trong cuộc sống của nhân dân ta. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà nó còn có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng mượn tài sản là một công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình xác lập và thực hiện hợp đồng và cũng là một cơ sở quan trọng để giải quyết khi các bên xảy ra tranh chấp.
2. Quy định về hợp đồng mượn tài sản?
2.1. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản?
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản chính là tài sản mà người cho mượn giao cho người mượn để sử dụng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Do đó, đối tượng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng mượn tài sản. Nếu thiếu nó thì hợp đồng mượn tài sản sẽ không được hình thành.
Tài sản mượn là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản, nhưng không phải tất cả tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, mà chỉ “Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.”. Quy định này khác với quy định trước đây trong
Một số ví dụ về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản như phương tiện, máy móc, đồ trang sức, đồ dùng gia đình, gia súc,….
Để là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản, bên cạnh là tài sản không tiêu hao, tài sản đó phải đáp ứng các điều kiện sau:
Trước hết, đó phải là “vật có thực”, tức là tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng thì tài sản đó phải đang tồn tại hiện hữu trên thực tế. Nếu người cho mượn đã đồng ý cho mượn, nhưng tài sản đo không tồn tài trên thực tế thì hợp đồng đó vô hiệu vì không có đối tượng hợp đồng. Trong trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đông mà tài sản chưa có nhưng có giấy tờ chứng minh rằng tài sản chắc chăn sẽ có thực trong tương lai thì hợp đồng mượn tài sản vẫn coi là có hiệu lực pháp luật.
Ngoài yêu cầu phải có thực thì vật là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản phải là vật “được phép giao dịch”, tức là tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng và chuyển dịch hợp pháp của người cho mượn; tài sản đó phải được phép tự do lưu thông chứ không thể là tài sản cấm lưu thông như vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy,….
Cần chú ý, “mượn tiền” chỉ là từ quen dùng trong xã hội, chứ tiền không phải là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản, mà là đối tượng chủ yếu của một hợp đồng vay tài sản. Điều này được giải thích là do tiền khi được mượn sẽ dịch chuyển quyền sở hữu về tài sản từ bên này sang bên kia,còn trong hợp đồng mượn tài sản không có sự chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản đó và khi trả lại thì đó không phải là tiền đã được bên cho mượn trước đó đưa cho bên mượn (mặc dù đúng về mệnh giá và số lượng).
2.2. Chủ thể của hợp đồng mượn tài sản?
Chủ thể của hợp đồng mượn tài sản chính là những người tham gia vào quan hệ hợp đồng mượn tài sản, bao gồm có bên cho mượn và bên mượn tài sản.
Bên cho mượn là người có tài sản cho mượn và có quyền đối với tài sản cho mượn. Bên cho mượn có thể là chủ sở hữu tài sản, hoặc cũng có thể là người sử dụng tài sản nhưng được phép chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản.
Bên mượn là người có nhu cầu sử dụng tài sản và đã thỏa thuận thống nhất ý chí với người cho mượn.
Bên hco mượn và bên mượn tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Để tham gia giao kết hợp đồng mượn tài sản các chủ thể này phải thỏa mãn những điều kiện về mặt chủ thể mà pháp luật quy định: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” (Điểm a, Khoản 1, Điều 117).
Việc xác định năng lực hành vi dân sự của các chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là điều kiện đầu tiên để xác định hợp đồng mượn tài sản có được giao kết hợp pháp hay không, có hiệu lực pháp luật pháp luật hay không. Do đó, cả bên mượn và bên cho mượn phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định.
Mặc dù chủ thể của hợp đồng mượn tài sản rất đa dạng, nhưng cá nhận là chủ thể phổ biến nhất, bởi hợp đồng mượn tài sản được xác lập chủ yếu dựa trên các quan hệ tình cảm đặc biệt giữa các chủ thể với nhau.
– Cá nhân là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên, được phép tự mình thiết lập các quan hệ hợp đồng mượn tài sản.
– Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, nếu có tài sản riêng đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì cũng có thể giao kết hợp đồng mượn tài sản.
….
Trường hợp bên cho mượn, bên mượn tài sản là pháp nhận thì người có quyền giao kết hợp đồng mượn tài sản là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân. Pháp nhân chỉ được phép thiết lập hợp đồng mượn tài sản nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động của pháp nhân và phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Chủ thể tham gia vào hợp đồng mượn tài sản với tư cách là bên mượn hay bên cho mượn tài sản có các quyền và nghĩa vụ lần lượt quy định tại các Điều 496; 497; 498; 499.
Thời hạn của hợp đồng mượn tài sản không nhất thiết phải xác định theo ngày, tháng năm mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu mượn của bên mượn đã đạt được mục đích sử dụng hay chưa.
3. Các lưu ý pháp lý đối với hợp đồng mượn tài sản?
Khi giao kết hợp đồng mượn tài sản, tình trạng vi phạm về điều kiện chủ thể, mục đích sử dụng tài sản mượn, thời hạn mượn, hình thức hợp đồng, vi phạm nguyên tắc tự nguyên trong giao kết hợp đồng xảy ra rất nhiều, các tranh chấp liên quan cũng rất đa dang và phức tạp.
Cần thỏa thuận đúng mục đích sử dụng tài sản mượn, bởi để đạt được mục đích của mình, người mượn tài sản đã bất chấp những cam kết của hợp đồng, dùng tài sản đó vào một việc khác nhằm khai thác tối đã lời ích từ tài sản đó.
Cần chú ý tùy thuộc vào giá trị, tính năng sử dụng tài sản, thời gian mượn dài hay ngắn mà các bên có thể thỏa thuận hình thức của hợp đồng cho phù hợp. Thông thường, đối với tài sản có giá trị nhỏ, dễ sử dụng, thời gian mượn ngắn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì giữa các bên chỉ cần thỏa thuận miệng là hợp đồng đã phát sinh hiệu lực. Đối với những tài sản có giá trị lớn, thời gian mượn dài thì các bên thường giao kết bằng văn bản và có chữ ký của hai bên.
Hai bên khi thiết lập hợp đồng cần chú ý đến yếu tố chủ thể, có thể là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên,..mà không có người đại diện, đại diện của pháp nhân không hợp pháp.
Chính vì những rủi ro pháp lý trong quá trình thiết lập hợp đồng mượn tài sản đã dẫn đến tranh chấp ngày càng nhiều và số lượng vụ việc giải quyết của Tòa án ngày càng tăng.