Quy định Pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế được quy định trong "Bộ luật dân sự 2015" quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 155, Bộ Luật Dân sự và Điều 159 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì:
“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.
Theo đó, tại Điều 645, Bộ Luật Dân sự quy định về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, sau khi hết thời hiệu 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế thì cá nhân, tổ chức không được yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hay bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
Cũng như vậy, sau khi hết thời hiệu 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế thì cá nhân, tổ chức không còn quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết.
Tuy nhiên, nếu như “Bộ luật dân sự 2015” quy định về thời hiệu khởi kiện như vậy, để giải quyết những khúc mắc có thể xảy ra thì tại Nghị quyết 02/2004/NQ- HĐTP, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình đã có những quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế như sau:
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
“a. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của
Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”.Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
b. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự”.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
“a. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”. Nếu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được phát sinh trước ngày 01/7/1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
b. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01/7/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc xác định thời hiệu khởi kiện phải căn cứ vào quy định tại các Điều 639, 640 và 418 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.2, 1.3, 1.4 mục 1 Phần I của Nghị quyết này”.
>>> Luật sư
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
“a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ”.
Trên thực tế có rất nhiều vụ việc xảy ra dù đã hết thời hạn nhưng thuộc vào các trường hợp quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì tổ chức, cá nhân vẫn có quyền khởi kiện và tòa án vẫn thụ lí giải quyết.