Trợ cấp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật có phải bồi thường chi phí đào tạo? Chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào cho đúng pháp luật? Các chế độ được hưởng khi chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về nghỉ việc và thủ tục xin nghỉ việc theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, vấn đề người lao động nghỉ ngang, nghỉ việc không báo trước hay báo trước quá ít thời gian của người lao động đang là vấn đề nóng khiến người sử dụng lao động “trở tay không kịp”. Người sử dụng lao động khi tuyển dụng nhân sự đều muốn nhân viên làm việc gắn bó, lâu dài với mình, trừ những trường hợp bất đắc dĩ hoặc theo quy định của pháp luật. Vậy nên người lao động nghỉ việc như thế nào đảm bảo quyền lợi, để đúng luật, để cả hai bên vui vẻ và tôn trọng nhau? Bài viết dưới đây sẽ trình bày những trường hợp người lao động nghỉ việc theo luật định và người lao động muốn xin nghỉ việc thì phải thực hiện thủ tục như thế nào.
Vậy, nghỉ việc như thế nào được coi là phù hợp với pháp luật về lao động? Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”, Luật Viên chức 2010 thì người làm việc theo hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc nghỉ việc đúng luật khi thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng sau đây:
– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động:
Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019, thì người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:
+ Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do vì thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã tạm giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019.
+ Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động năm 2019.
+ Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
– Đối với viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc:
Đối với viên chức thì việc chấm dứt hợp đồng lao động ngoài việc được thực hiện chung theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành, thì Viêcn chức còn được thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Điều 28 Luật viên chức năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật viên chức năm 2019) và được hướng dẫn bởi Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
+ Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức. Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
+ Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
+ Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu.
+ Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc sau khi đã thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo thời gian luật định và thuộc một trong những trường hợp sau đây: không được đảm bảo các quyền lợi, điều kiện làm việc như đã giao kết trong hợp đồng làm việc (ví dụ như: không trả lương, bố trí khác công việc, địa điểm làm việc,…); bị cưỡng bức lao động (bị người khác sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác bắt buộc người lao động thực hiện công việc trái với ý muốn của mình), quấy rối tình dục, ngược đãi; không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc do bản thân hoặc gia đình bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện tiếp tục làm việc; viên chức nữ trong thời gian mang thai phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền; viên chức bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 03 tháng liên tục mà chưa hồi phục để quay trở lại làm việc.
Trong tất cả các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nêu trên thì người lao động khi nghỉ việc chỉ cần xin nghỉ việc nếu muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, còn nếu chấm dứt hợp đồng lao động hay nghỉ việc trong các trường hợp còn lại thì không cần xin nghỉ việc. Cụ thể, có hai trường hợp sau người lao động cần làm đơn xin nghỉ việc gửi cho người sử dụng lao động:
+ Nếu trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật định thì người lao động cần phải thuộc một trong các trường hợp luật định và viết đơn xin nghỉ việc đồng thời đảm bảo đúng thời gian báo trước. Đến hết thời gian báo trước theo luật định đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động hoặc viên chức đương nhiên được nghỉ việc và người sử dụng lao động hoặc đơn vị sự nghiệp công lập phải đồng ý chấm dứt hợp đồng và giải quyết các chế độ cho người lao động, viên chức khi thôi việc. Trường hợp này tiêu đề của đơn là “Thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng”.
+ Nếu trường hợp, người lao động vì lý do chủ quan của mình mà xin nghỉ việc thì cần báo trước một khoảng thời gian hợp lý theo như hợp đồng đã giao kết với người sử dụng lao động hoặc theo nội quy, quy chế của công ty hoặc theo sự thỏa thuận của hai bên và được người sử dụng lao động chấp nhận. Trường hợp này tiêu đề của đơn là “Đơn xin nghỉ việc”.
Nếu trong trường hợp người lao động hoặc viên chức tự ý nghỉ việc trước thời hạn hoặc vi phạm khoảng thời gian báo trước thì sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động hoặc đơn vị sự nghiệp công lập theo như quy định của pháp luật.
Khi nộp đơn xin nghỉ việc, người lao động có thể viết tay, đánh máy nhưng cần đáp ứng được những nội dung chính sau đây: Họ tên, ngày tháng sinh, số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại; ngày tháng năm viết đơn; lý do xin nghỉ việc; thời gian nghỉ; cam kết bàn giao công việc, tài sản và giải quyết trách nhiệm lao động (nếu có); ký và ghi rõ họ tên.
Trên đây là nội dung về vấn đề nghỉ việc và thủ tục xin nghỉ việc theo quy định tại Việt Nam mới nhất. Mọi thắc mắc hay các yêu cầu dịch vụ liên quan về quan hệ lao động hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp và hỗ trợ một cách tốt nhất. Một số dịch vụ của Luật Dương gia trong lĩnh vực này như:
Mục lục bài viết
- 1 1. Trợ cấp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật
- 2 2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật có phải bồi thường chi phí đào tạo
- 3 3. Chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào cho đúng pháp luật?
- 4 4. Các chế độ được hưởng khi chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật
1. Trợ cấp khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có ký
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo thông tin bạn trình bày thì việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã được báo trước cho công ty 45 ngày, điều này thoả mãn thời hạn báo trước theo luật định và được công ty đồng ý như vậy được xem là hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 cũng tức là thoả mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 46 viện dẫn nêu trên. Như vậy, nếu bạn chưa thoả mãn điều kiện được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì việc bạn làm cho công ty từ tháng 11/2015 đến 27/9/2021 sẽ được nhận trợ cấp thôi việc.
2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật có phải bồi thường chi phí đào tạo
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi đang làm việc tại bệnh viện huyện và vào nghành đến nay được 14 năm. Trong thời gian làm việc tôi được cử đi học bác sĩ chuyên khoa I từ tháng 10/2017-10/2019. Khi đi học tôi phải ký cam kết sau khi học phải làm việc 5 năm tại bệnh viện. Nhưng đến nay do điều kiện kinh tế khó khăn tôi muốn xin thôi việc để ra bệnh việc tư nhân làm việc.Tôi đã nộp đơn xin thôi việc cho giám đốc bệnh viện trước 45 ngày sau đó không được bệnh viên đồng ý với lí do tôi chưa làm hết 5 năm theo cam kết, đến nay con 16 tháng và bệnh viện chưa có người thay thế (tôi đang là phó khoa ngoại tại bệnh viện).
– Vậy nếu giám đốc bệnh viện không ký quyết định cho tôi thì tôi có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
– Tôi phải bồi thường như thế nào và sau 45 ngày thì tôi có được kí hợp đồng làm việc ở nơi khác không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Theo như nội dung bạn trình bày thì xác định giữa bạn và biện việc có thoả thuận với nhau về việc bạn được cử đi học bác sĩ chuyên khoa trong thời hạn 02 năm với điều kiện sau khi học xong phải làm việc tại bệnh viện 05 năm và thoả thuận này được lập thành văn bản- bản cam kết. Do đó, có cơ sở khẳng định giữa bạn và bệnh việc có ký hợp đồng về việc đào tạo để bạn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp động lao động với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, việc này phải phù hợp với thực tế thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 02 bên trong quan hệ lao động. Nếu hợp đồng giữa bạn và bệnh việc có tồn tại thoả thuận về việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và trên thực tế bạn đã được cử đi học và viết cam kết với bệnh viện thì việc bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bệnh viện phải đảm bảo đã thoả mãn điều kiện tại cam kết.
Do đó, việc bạn muốn ra bệnh viện tư nhân làm để cải thiện đời sống, kinh tế mà chưa thực hiện xong thời hạn cam kết 05 năm làm tại bệnh viện tính từ thời điểm bạn hoàn thành xong khoá học của mình thì là trái quy định của pháp luật tại Điều 35, 39, 62 Bộ luật lao động năm 2019.
Như vậy, nếu giám đốc bệnh viện không ký quyết định cho bạn và bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với bệnh viện thì sẽ thuộc vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi đó, bạn phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
3. Chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào cho đúng pháp luật?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào quý công ty. Tôi có câu hỏi như sau: Tôi là công nhân gác chắn công tác tại công ty đường sắt Hà Hải, Hà Nội từ năm 2009, nay vì muốn chuyển công tác khác vậy tôi phải làm đơn như thế nào cho thuận tiện nhất và rút bảo hiểm dễ dàng nhất. Có nên đơn phương chấm dứt hợp đồng và rút bảo hiểm nộp sang không? Kính mong quý công ty tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty đường sắt trong trường hợp nêu trên được thực hiện bằng việc bạn và người sử dụng lao động có thoả thuận với nhau hoặc được chấm dứt trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, tuỳ vào mong muốn của bạn mà việc bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động bằng cách thoả thuận hoặc đơn phương theo quy định pháp luật viện dẫn nêu trên đều được. Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì giữa bạn và công ty có trách nhiệm theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
4. Các chế độ được hưởng khi chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc được 9 năm tại một công ty cổ phần (hợp đồng lao động không xác định thời hạn), hiện tại tôi muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì tôi được hưởng quyền lợi gì? Nếu chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 12 này, thì sau một năm làm việc tôi có được hưởng tất cả các quyền lợi như người lao động hiện tại không? (thưởng tết và các khoản thưởng khác, vì nếu so sánh công đi làm tôi thừa công rất nhiều)? Mong câu trả lời sớm của luật sư để tôi biết.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã làm việc được 09 năm tại công ty cổ phần, loại hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, bạn phải đảm bảo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;”
Theo đó, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy nhiên phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 45 ngày. Hoặc nếu việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn thuộc vào khaonr 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 thì không cần phải báo trước như sau:
“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019, chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định Luật việc làm 2013.
Đồng thời người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Về việc thưởng tết, Điều 103 “Bộ luật lao động 2019” quy định tiền thưởng như sau:
“Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền quyết định việc xác định quy chế tính tiền thưởng, điều kiện hưởng tiền thưởng đối với người lao động và có nghĩa vụ công khai những thông tin đó tại nơi làm việc để tham khảo ý kiến. Do đó, bạn xem thêm nội dung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy công ty để xác định có thuộc đối tượng hưởng các loại tiền thưởng hay không. Nếu có quy định thì bạn được hưởng theo quy chế của công ty.