Các nội dung quy định về khiếu nại đất đai của Luật đất đai 2013 và Luật khiếu nại 2011.
Khiếu nại đất đai là một trong những quyền của người sử dụng đất, cũng là khiếu nại thường gặp nhiều. Vậy pháp luật quy định thế nào về đất đai? Điều này sẽ được trình bày ngay sau đây.
Căn cứ Luật đất đai 2013, Luật khiếu nại 2011 quy định khiếu nại đât đai gồm các nội dung sau:
Người sử dụng đất, có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Vậy đối tượng khiếu nại đất đai sẽ là các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại: thực hiện theo quy định tại Luật khiếu nại 2011. Cụ thể như sau:
“- Cá nhân, hộ gia đình nộp 01 bản hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ tiếp nhận đơn ghi vào sổ theo dõi và chuyển cán bộ chuyên môn.
Hồ sơ gồm: đơn thư cá nhân cung cấp, hồ sơ địa chính.
– Cán bộ chuyên môn xem xét các thông tin về khiếu nại. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp với các ngành đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc để hoà giải lần đầu mà người khiếu nại khồng đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
–
Thông báo kết quả cho công dân.”
Thời hạn khiếu nai: 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại
Yêu cầu đối với người khiếu nại:
– Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định .
– Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại.
>>> Luật sư
Thẩm quyền giải quyết:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Ngoài ra thủ trưởng cơ quan cấp trên khác có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu nếu đó là hành vi hành chính, hoặc quyết định hành chính của mình hoặc cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra.