Hợp đồng đó là sự thỏa thuận nhằm đạt được mục đích, mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia. Và điều khoản trong hợp đồng được các doanh nghiệp chú trọng là bảo mật thông tin. Vậy quy định pháp luật về bảo mật thông tin hợp đồng bảo đảm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về bảo mật thông tin hợp đồng bảo đảm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/NĐ-CP, hợp đồng bảo đảm được hiểu như sau: Hợp đồng bảo đảm trong đó bao gồm các loại hợp đồng cầm cố tài sản,hợp đồng đặt cọc, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng ký cược,hợp đồng ký quỹ và hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Vậy, Pháp luật hiện nay quy định về việc bảo mật thông tin hợp đồng bảo đảm như thế nào? Có thể thấy thông tin về giao dịch bảo đảm, đặc biệt thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm, phải được công khai rộng rãi thì mới phát huy được ý nghĩa, tác dụng.
Pháp luật quy định về bảo đảm quy định, thông tin và về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong sổ đăng ký cơ sở dữ liệu và các hệ thống dữ liệu quốc gia về những biện pháp để bảo đảm. Cơ quan đăng ký sẽ phải có trách nhiệm về việc cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
Riêng những thông tin liên quan về biện pháp bảo đảm bằng các dự án đầu tư xây dựng nhà ô, dự án đầu tư xây dựng công trình đã đăng ký trong đó bao gồm tên dự án, địa chỉ của dự án, bên nhận bảo đảm,bên bảo đảm, tài sản thực hiện bảo đảm, thời điểm đăng ký sẽ được công bố trên Trang thông tin điện tử của sở Tài nguyên và Môi trường được xác định chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm.
Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2017 còn quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có nghĩa vụ phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng; không được tự ý cung cấp các thông tin này cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Không những vậy, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2018 cũng quy định, người tiêu dùng sẽ được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình đối với trường hợp tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, trừ trưồng hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Do đó, theo quy định nêu trên thì đối với những thông tin về giao dịch bảo đảm đặt cọc, đặt cược, ký quỹ, cầm cô, thế chấp, bảo lãnh và tín chấp, nếu thuộc trường hợp là khách hàng của các tổ chức tín dụng hoặc là người tiêu dùng, thì sẽ phải được bảo mật theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2017 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 sửa đổi bổ sung 2018.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm:
Câu hỏi: Chị Q đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, mong luật sư giải đáp cho tôi như sau. Vừa qua vợ chồng tôi có mua một bất động sản. Sau khi kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền đất thì chúng tôi có kí thêm 1 hợp đồng nữa là hợp đồng đặt cọc để bảo đảm. Ngay trong ngày hôm đó tôi đã kí hợp đồng đặt cọc này và chuyển số tiền cọc cho bên bán. Tuy nhiên tôi được biết hợp đồng chuyển nhượng và đặt cọc lại là hai hợp đồng khác nhau nên tôi không biết hiệu lực của hợp đồng kể từ khi nào. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường này, hợp đồng bảo đảm của tôi có hiệu lực từ khi nào? Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.
Căn cứ theo quy định Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP hiệu lực của hợp đồng bảo đảm được quy định như sau:
– Hợp đồng bảo đảm sẽ phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
– Hợp đồng bảo đảm sẽ không thuộc các trường hợp trên thì sẽ có hiệu lực được xác định từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Đối với trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
Đối với trường hợp tài sản bảo đảm thì sẽ được rút bớt theo như các bên thỏa thuận và phần nội dung hợp đồng sẽ bảo đảm liên quan đến các tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Biện pháp bảo đảm sẽ chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Trong giao dịch dân sự luôn đi kèm với hợp đồng nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Vậy giao kết trong hợp đồng được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
3. Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần như sau:
– Đối với trường hợp một phần nội dung của hợp đồng bảo đảm đã bị tuyên bố vô hiệu thì theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan xác định nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo phần nội dung này sẽ trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, trong đó bao gồm:
+ Phần nội dung của hợp đồng sẽ thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng bảo đảm trong những trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thuộc sở hữu chung, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
+ Đối với phần nội dung của hợp đồng nếu liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người;
+ Trong phần nội dung của hợp đồng được xác định liên quan đến một hoặc một số tài sản mà không đủ điều kiện để thực hiện dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản;
+ Đối với phần nội dung của hợp đồng nếu xác định vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan trong trường hợp các phần nội dung khác của hợp đồng bảo đảm không vi phạm;
+ Những nội dung khác được quy định theo Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
– Trong trường hợp một nghĩa vụ mà được nhiều người cùng bảo lãnh hoặc được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản mà chỉ có một, một số người cùng bảo lãnh hoặc chỉ có một, một số tài sản bảo đảm thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm này thì sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.