Trạm biến áp là nơi đặt máy biến áp và các trang thiết bị phân phối nguồn điện, nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện. Dưới đây là quy định của pháp luật về năng lực của đơn vị thiết kế đường dây, trạm biến áp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định năng lực đơn vị thiết kế đường dây, trạm biến áp:
Trong lĩnh vực điện năng, quy định về năng lực đơn vị thiết kế đường dây, trạm biến áp là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định: Điều kiện đối với các cá nhân tham gia vào hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực của các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện lực sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn thi hành.
Vấn đề đánh giá, xem xét cấp chứng chỉ năng lực đối với các tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp sẽ được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 89 và Điều 93 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP. cụ thể như sau:
(1) Căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Theo đó, điểm c khoản 4 có quy định điều kiện đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với các tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
-
Đối với lĩnh vực thiết kế, lĩnh vực thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp: Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm thiết kế xây dựng, đảm nhận chức vụ chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn kiến trúc, cơ cấu công trình xây dựng, cơ – điện công trình xây dựng, hệ thống cấp thoát nước của thiết kế xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình, trong đó bao gồm: Thiết kế kiến trúc, thiết kế cơ – điện công trình xây dựng, thiết kế kết cấu công trình xây dựng, thiết kế cấp thoát nước công trình xây dựng sao cho phù hợp với nhiệm vụ, công việc đảm nhận, phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trong trường hợp các cá nhân đảm nhận chức vụ chủ trì đối với một bộ môn hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì cá nhân đó chỉ được xem xét cấp chứng chỉ năng lực đối với nội dung thiết kế xây dựng của bộ môn đó;
-
Đối với lĩnh vực thiết kế, lĩnh vực thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông: Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm thiết kế công trình xây dựng, đảm nhận chức vụ chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông sao cho phù hợp với loại công trình và phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
-
Đối với lĩnh vực thiết kế, lĩnh vực thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cá nhân đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm thiết kế công trình xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn sao cho phù hợp với loại hình công trình xây dựng và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
-
Đối với lĩnh vực thiết kế, đối với lĩnh vực thẩm tra thiết kế xây dựng công trình cơ sở hạ tầng: Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chức vụ chủ trì thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật, thiết kế kết cấu công trình xây dựng sao cho phù hợp với lại công trình và phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
(2) Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP, (sau được sửa đổi tại khoản 32 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP), có quy định về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng. Theo đó, tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình cần phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với từng hạng mục năng lực sau đây:
Hạng I | Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình các bộ môn của thiết kế xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hạng I hoặc cần phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với loại hình dịch vụ trên kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc công trình được cấp theo quy định của Luật Kiến trúc, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận trên thực tế. Cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện thủ tục thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình bắt buộc phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công trình phải loại hình công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. Đồng thời, đã thực hiện thủ tục thiết kế công trình, thẩm tra thiết kế công trình ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại. |
Hạng II | Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm, chức vụ chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên hoặc cần phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với cá nhân làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc công trình, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận. Cá nhân tham gia thực hiện hoạt động thiết kế công trình, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình có năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, phù hợp với loại hình công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. Đồng thời, đã thực hiện hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất từ 02 công trình cấp III trở lên cùng loại. |
Hạng III | Cá nhân đảm nhận chức vụ chủ nhiệm, đảm nhận chức vụ chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng cần phải có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên hoặc cần phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với loại hình dịch vụ thiết kế kiến trúc công trình, thẩm tra kiến trúc công trình được cấp theo Luật Kiến trúc, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn mà mình đảm nhận. Cá nhân tham gia thực hiện hoạt động thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng cần phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực công trình, loại hình công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực. |
2. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền của địa phương. Theo đó:
(1) Đối với hoạt động cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây, trạm biến áp có điện áp lên đến 35 kV, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại địa phương cần phải đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện sau:
-
Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức vụ chủ nhiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, cần phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện lực; cần phải có thời gian kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đồng thời đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia vào hoạt động thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây, trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế các hạng mục tương đương;
-
Chuyên gia tư vấn khác cần phải đáp ứng trình độ học vấn, tức là phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: địa chất, trắc địa, xây dựng, điện, thiết bị điện, hệ thống điện, tự động hóa; cần phải có kinh nghiệm công tác ít nhất trong khoảng thời gian 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây, trạm biến áp có hạng mục tương đương; và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế các hạng mục tương đương.
(2) Đối với thủ tục cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp trên 35 kV, thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại địa phương cần phải đáp ứng yêu cầu, điều kiện sau:
-
Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức vụ giám sát trưởng cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện lực; đồng thời cần phải có kinh nghiệm công tác ít nhất trong khoảng thời gian 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận chức vụ Giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia hoạt động giám sát thi công ít nhất 02 dự án công trình đường dây, trạm biến áp có hạng mục tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công công trình xây dựng với hạng mục tương đương;
-
Chuyên gia tư vấn khác cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, tức là phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: Xây dựng, thiết bị điện, hệ thống điện, điện lực, tự động hóa; đồng thời cần phải có thời gian công tác ít nhất trong 05 năm với lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công với số lượng ít nhất 01 dự án công trình đường dây, trạm biến áp có hạng mục tương đương; và có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công công trình xây dựng mối hạng mục tương đương.
3. Hồ sơ cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1206/QĐ-BCT năm 2023, thành phần và số lượng hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện thuộc thẩm quyền cấp của địa phương bao gồm:
-
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực điện lực;
-
Bản sao của: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
-
Danh sách chuyên gia tư vấn đảm nhận chức vụ chủ nhiệm, đảm nhận chức danh Giám sát trưởng, và các chuyên gia tư vấn khác; bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên của các chức danh, chứng chỉ hành nghề hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (áp dụng đối với các ngành nghề yêu cầu bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về xây dựng), các loại giấy tờ/tài liệu có giá trị chứng minh thời gian công tác, làm việc trong lĩnh vực tư vấn (có thể là văn bản khai lý lịch công tác, có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương),
hợp đồng lao động có xác định thời hạn hoặchợp đồng lao động không xác định thời hạn của chuyên gia tư vấn; -
Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn, có thể là: Quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của chủ đầu tư công trình/chủ đầu tư dự án đối với những dự án đã thực hiện, hoặc các loại tài liệu khác có giá trị tương đương.
THAM KHẢO THÊM: